23/11/2022 00:42 GMT+7

Đề xuất ‘hạ giải’ tòa nhà Pháp cũ để phục dựng không gian điện Kính Thiên

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Gần 20 năm bàn bạc, Hà Nội đang quyết tâm phục dựng lại điện Kính Thiên tại Hoàng thành Thăng Long, nhưng để làm được cần phải ‘hạ giải’ tòa nhà Cục Tác chiến do người Pháp xây dựng. ‘Hạ giải’ là mỹ từ giảm nhẹ, thực chất là đề xuất phá bỏ.

Đề xuất ‘hạ giải’ tòa nhà Pháp cũ để phục dựng không gian điện Kính Thiên - Ảnh 1.

Tòa nhà Cục Tác chiến được đề xuất 'hạ giải' để dựng không gian điện Kính Thiên - Ảnh: T.ĐIỂU

Trong khi các cuộc khai quật khảo cổ đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, như năm 2022 tìm thấy dấu tích sân Đan Trì (hay còn gọi sân chầu, sân Đại Triều, sân điện Kính Thiên, vào thời Lê Trung Hưng là nơi diễn ra các nghi lễ quốc gia quan trọng nhất của đất nước) và Ngự Đạo (đường cho vua đi), thì những hiểu biết của các nhà khoa học về cung điện xưa cũng chỉ như "thầy bói xem voi".

Đây là nhận xét của PGS.TS Đặng Văn Bài - nguyên cục trưởng Cục Di sản văn hóa, hiện là ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia - sau khi nghe báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học khu vực điện Kính Thiên năm 2022 ngày 22-11.

Vì vậy, để dựng được điện Kính Thiên như quyết tâm của Hà Nội và các nhà khoa học thì vẫn tiếp tục phải khai quật thêm và tìm thêm trong lịch sử. Có như vậy mới cung cấp thêm được bằng chứng để thuyết phục UNESCO thông qua việc phục dựng điện Kính Thiên - biểu tượng văn hóa ngàn đời nay của Việt Nam.

Đề xuất ‘hạ giải’ tòa nhà Pháp cũ để phục dựng không gian điện Kính Thiên - Ảnh 2.

Tòa nhà Cục Tác chiến nhìn từ bãi khai quật khảo cổ khu vực điện Kính Thiên - Ảnh: T.ĐIỂU

Vui mừng trước kết quả khai quật vừa qua, nhưng PGS.TS Trần Đức Cường - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - cho rằng dưới lòng đất khu vực trung tâm cấm thành còn rất nhiều bí ẩn cần giải mã trong thời gian tới: Cấu trúc chi tiết và tổng thể của Đan Trì như thế nào? Các cấp nền Đan Trì cao thấp và quy mô phân cấp đến đâu? Các làn đường nhỏ trên sân Đan Trì đã phát hiện, dấu tích có còn ở hướng Bắc và hướng Nam không?

Trong khi chưa hình dung được cụ thể sẽ dựng điện Kính Thiên thế nào, tại hội thảo, các nhà khoa học đưa ra ý kiến cần đề xuất lên UNESCO cho phép "hạ giải" tòa nhà Cục Tác chiến do người Pháp xây dựng để mở rộng phạm vi khai quật, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về khu vực điện Kính Thiên mà phục dựng.

Nhưng tòa nhà này có mặt trong hồ sơ di sản UNESCO của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, vì vậy muốn "hạ giải" cần phải được UNESCO chấp thuận.

Đề xuất ‘hạ giải’ tòa nhà Pháp cũ để phục dựng không gian điện Kính Thiên - Ảnh 3.

Bên trong và tòa nhà đã thành bãi khai quật khảo cổ - Ảnh: T.ĐIỂU

Hiện nay, từ cổng Đoan Môn nhìn vào, tòa nhà này đang che khuất tầm nhìn chính vào điện Kính Thiên, đồng thời làm giảm vẻ uy nghiêm của điện Kính Thiên. Nhiều nhà khoa học đưa ra ý kiến cần "hạ giải" tòa nhà này để đảm bảo mục tiêu làm liền mạch trục trung tâm từ Đoan Môn tới điện Kính Thiên.

"Kết quả khảo sát năm 2007 cho thấy đây không phải là di tích lịch sử và không có giá trị sử dụng theo đánh giá phân loại của Hội đồng khoa học thành phố. Tòa nhà này sau khi được Bộ Quốc phòng bàn giao cho thành phố Hà Nội để trống không sử dụng, tới năm 2010 mới được sửa sang để đón du khách" - ông Cường nêu lý do thuyết phục cho phá tòa nhà này.

Theo biên bản làm việc giữa Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội ngày 2-11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội cho rằng tòa nhà này không biểu trưng cho quyền lực Đông Dương thuộc Pháp.

Những kiến trúc tiêu biểu nhất thuộc Pháp ở Hoàng thành vẫn đang được bảo tồn như tòa nhà Vaxuco được định hướng làm Bảo tàng Hoàng cung Thăng Long, đã được Thủ tướng phê duyệt cho giữ gìn và bảo tồn, dù trước đây chưa đánh giá đầy đủ và đưa vào hồ sơ di sản.

Đề xuất ‘hạ giải’ tòa nhà Pháp cũ để phục dựng không gian điện Kính Thiên - Ảnh 4.

Phát hiện chân đá tảng ngàn năm tuổi tại bãi khai quật điện Kính Thiên - Ảnh: T.ĐIỂU

Việc phá tòa nhà Cục Tác chiến không tạo ra mất mát lớn (?) bởi dấu ấn kiến trúc thuộc địa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 hiện còn dày đặc trong vùng đệm, vùng lân cận của Hoàng thành Thăng Long, với các tòa nhà đẹp, đồ sộ, tiêu biểu cho trung tâm quyền lực ở Đông Dương như Phủ Toàn quyền Đông Dương, nay là Phủ Chủ tịch.

Thêm nữa, theo quan điểm của UNESCO, có thể đa dạng các hình thức bảo tồn, gồm số hóa di sản. Các nhà khoa học Việt Nam đưa ra phương án sẽ số hóa tư liệu tòa nhà Cục Tác chiến.

Ông Bài cũng đồng tình với quan điểm hạ giải tòa nhà bởi công trình này không ảnh hưởng đến giá trị nổi bật toàn cầu của Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận, thứ nữa là kiến trúc ở đây đang xuống cấp nghiêm trọng, khả năng bảo tồn lâu dài là không thể.

Trước đề xuất này, ông Phạm Vinh Quang - vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao - đồng ý rằng việc khôi phục không gian điện Kính Thiên là mục tiêu quan trọng cần ưu tiên.

Song, với việc "hạ giải" công trình trong khu di sản, các nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước cũng cần thận trọng cân nhắc, sau đó xây dựng đề án thuyết phục để trình UNESCO chấp thuận.

Phục dựng điện Kính Thiên: Nhanh nhưng phải cẩn thận

TTO - Gần 20 năm sau khi ý tưởng phục dựng được đưa ra bàn bạc, Hà Nội thể hiện quyết tâm mạnh mẽ muốn phục dựng lại điện Kính Thiên.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

83 tuổi, bà Phạm Thị Mai vẫn luôn tay múc chè, lấy ghế, mời người đi đường ghé vào đôi quang gánh đơn sơ, gánh chè để bà có tiền trang trải cho con.

Bên hông Saigon Square có một gánh chè
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar