14/07/2019 09:08 GMT+7

Dễ người, khó ta

LÊ NHƯ TIẾN (đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII) - NGỌC HÀ ghi
LÊ NHƯ TIẾN (đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII) - NGỌC HÀ ghi

TTO - Trong tuần nổi lên hai câu chuyện đều cho một cảm giác: Thế giới làm được và đã làm từ lâu, tại sao khi về Việt Nam lại dùng dằng khó nhọc?

Dễ người, khó ta - Ảnh 1.

Một ôtô vi phạm giao thông khi chạy vào làn đường xe máy ngay dưới camera giám sát giao thông tại khu vực cầu Sài Gòn, quận 2, TP.HCM ngày 10-7- Ảnh: TỰ TRUNG

Chuyện một: Hơn 80% trường hợp vi phạm luật giao thông tại TP.HCM được camera ghi lại nhưng không đến nộp phạt. 

Một chủ trương đúng, rốt cuộc lại có vẻ không khả thi. Rõ ràng, không thể chỗ nào cũng giăng cảnh sát giao thông đứng đầy đường, mà cần có hệ thống camera để ghi hình phạt nguội.

Nhưng đi kèm phải có các giải pháp kiểm soát hệ thống xe máy và ôtô. Có điều việc kiểm soát xe máy hiện gần như bất lực. 

Liệu camera có quay được biển số mờ mịt phía đuôi xe hay không? Ngay cả ôtô cũng "khó xử", nào nguồn từ sang tên đổi chủ, nào người này cho người kia mượn, thuê... 

Chưa kể, khi người bị phạt không chịu nộp phạt, liệu có cách nào để đến tận nơi "truy" hết được hơn 80% trường hợp trốn tránh nghĩa vụ?

Rõ ràng, Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đặc biệt là Bộ Giao thông vận tải cần phối hợp với Bộ Công an để có hệ thống giải pháp đi kèm thì phạt nguội mới hết "nguội".

Chuyện hai: Khi còn là đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, tôi cùng đoàn đại biểu Quốc hội đi thăm một số nước châu Âu và châu Á. 

Vào đường cao tốc, tôi lấy làm lạ vì đi qua các cửa soát vé hay trạm thu phí mà ôtô không dừng lại chút nào, cứ đi như không. 

Bấy giờ mới được giải thích ở các trạm thu phí này đều có camera giám sát chụp hình xe qua và tự động trừ tiền trong tài khoản. 

Bất giác nghĩ tới Việt Nam, mỗi trạm thu phí, xe thường ùn lại, nườm nượp chờ nhau, rút tiền nộp, rồi không có tiền lẻ lại chờ nhau đổi tiền. Có trạm mỗi xe dừng chừng nửa phút đã có hàng dài cả trăm chiếc phía sau kiên nhẫn chờ đợi...

Câu chuyện trì hoãn áp dụng thu phí tự động với một số trạm thu phí BOT mới đây cho dù Chính phủ đặt ra mục tiêu đến hết năm nay 100% trạm thu phí BOT là trạm không dừng lại thêm minh chứng cho câu chuyện "dễ người, khó ta".

Dư luận đang đặt ra câu hỏi việc cố tình chậm lại ấy liệu có phải là để cố tình kéo dài thời gian thu phí thủ công, cố tình dây dưa ra để tạo mù mờ trong thu phí? Thu phí thủ công không kiểm soát được dòng tiền, có khi đấy mới là bản chất.

 Chẳng thế mà khi kiểm tra trạm thu thì có trạm dôi ra đến bao nhiêu tỉ đồng trong quá trình thu phí và để ngoài ngân sách...

Các bộ, ngành cử đoàn đi nước ngoài nghiên cứu, học tập không ít, tại sao chúng ta không áp dụng được? 

Có phải khó về công nghệ hay là khó về tư tưởng của những người thực thi công vụ? Các nước làm được thì mình cũng làm được. Về công nghệ, chúng ta có thể phóng cả vệ tinh lên trời thì có gì mà không làm được.

Việt Nam đã hội nhập quốc tế. Chỉ khi đi trên một con đường, cùng sử dụng thang đo giống nhau, tiêu chuẩn như nhau mới tăng tốc phát triển. 

Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi đến tận gốc rễ, từ tư tưởng, hành xử, thói quen chây ỳ vẫn hay được ngụy biện, giải thích bằng "điều kiện Việt Nam". 

Chừng nào còn đi ngược lại dòng chảy và quy luật chung, khi đó chúng ta còn tụt hậu, lỗi nhịp và lạc điệu.

TTO - CSGT đã mời người vi phạm đến xử lý nhưng hầu hết không đến, không thừa nhận hành vi nên không ra quyết định xử phạt được.

LÊ NHƯ TIẾN (đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII) - NGỌC HÀ ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar