06/09/2015 09:12 GMT+7

Để năm học mới bắt đầu bình thường...

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TT - Lại một mùa tựu trường mới với những sôi động và cả sôi sục bên trong lẫn bên ngoài nhà trường.

Các em học sinh mặc đồng phục trắng dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường tiểu học Nam Từ Liêm - Ảnh: Nguyễn Khánh

Sôi động với niềm vui mới là ngày khai giảng năm nay bớt lễ lạt hơn, bớt quan cách hơn, và đương nhiên là bớt... hành các em hơn. 

Có lẽ đó là nhờ những chỉ thị như từ Bộ GD-ĐT: “Tinh thần tổ chức khai giảng gọn nhẹ, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo được ý nghĩa quan trọng nhất là tạo cho học sinh cảm giác thật sự vui vẻ, hào hứng trong ngày đầu tiên của năm học mới”;

Và cả của Chủ tịch nước: “Cần nghiên cứu kỹ, chuẩn bị chu đáo, chú ý lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản ảnh, góp ý của nhân dân, các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh để các biện pháp đề ra thực hiện đạt kết quả cao, tạo được sự đồng thuận xã hội”.

Song để ngày tựu trường thật sự trở thành ngày hội của học sinh, thiết tưởng cũng nên nhớ lại rằng lễ khai giảng chỉ là một phần nhỏ của chiến lược đổi mới.

Nói cách khác, lễ khai giảng chỉ mới là phần vỏ, còn phần ruột - nội dung - thì dư luận đang còn rất hoang mang trước quá nhiều dự thảo, đề án.

Ví dụ, “Bàn tay nặn bột” (học theo phương pháp dạy tiểu học của Pháp) hay là VNEN (theo mô hình của Colombia mà dư luận xôn xao với việc thay cách gọi “lớp trưởng” bằng “chủ tịch hội đồng tự quản”); rồi dự thảo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo tinh thần giảm tải liệu có đi vào thực chất...

Kế đến, song không kém quan trọng, là làm sao giảm bớt những sôi sục không đáng có khác vào đầu năm học. Tỉ như “chuyện dài” đồng phục mắc mỏ. Có cần thiết mỗi trường mỗi kiểu cọ khác nhau cùng những giá tiền khác nhau hay không?

Vấn nạn đồng phục này cho thấy một tình trạng “thập nhị sứ quân” trong các nhà trường, từ nhận thức về ý nghĩa của đồng phục đến thái độ trước những cám dỗ trục lợi có thể có.

Thiết tưởng câu chuyện dài đồng phục này đã kéo dài quá lâu rồi, nên để trả lại sự sạch sẽ của mùa tựu trường, e rằng, cũng như chuyện thống nhất cách tổ chức ngày khai giảng, cần có những chỉ thị tối cao để đâu vào đó, cho an lòng phụ huynh học sinh cùng một bộ phận lớn học sinh không dư dả sắm đồng phục mới theo kiểu và giá biểu của nhà trường.

Sau chuyện đồng phục là chuyện đóng phí các loại, nhất là phí do hội phụ huynh học sinh ấn định. Đây cũng chính là những sôi sục không cần thiết làm vẩn đục bầu không khí nhà trường. Rồi đến phí bảo hiểm y tế! Sao bỗng dưng năm nay lại thu những 15 tháng thay vì 12 tháng?

Không rõ những người có trách nhiệm lớn bé trong hệ thống nhà trường này đã có đọc bài tập đọc của Anatole France, do Thanh Tịnh chuyển ngữ: “Tôi sẽ nói với bạn điều mà tôi trông thấy khi tôi băng ngang khu vườn Lục Xâm Bảo trong những ngày đầu tháng mười...

Điều mà tôi thấy lúc bấy giờ trong khu vườn ấy, đó là một cậu bé hai tay thọc vào túi, và cặp da trên lưng, đi tới trường vừa nhảy nhót tung tăng như một con chim sẻ.

Chỉ có trí tưởng tượng của tôi trông thấy cậu bé ấy mà thôi, vì cậu bé ấy chính là một cái bóng, đó là cái bóng của chính tôi cách đây hai mươi lăm năm”.

Người lớn đang nợ hàng triệu học sinh cắp sách tới trường những bước chân tung tăng đó…

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar