06/04/2018 09:35 GMT+7

Để không lãng quên văn chương Sài Gòn

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Nhà báo Trần Nhật Vy vừa ra mắt tập 2 của bộ văn xuôi Văn chương Sài Gòn 1881 - 1924, tổng cộng hai tập hơn 800 trang.

Để không lãng quên văn chương Sài Gòn - Ảnh 1.

Tập 1 ấn hành năm 2017 và tập 2 ấn hành đầu năm 2018 - Ảnh: L.Điền

Đây là bộ sách được thực hiện công phu cả về sưu tập lẫn khảo cứu.

Xuất phát từ bản gốc các tờ báo có từ thời kỳ đầu của chữ quốc ngữ Latin như: Gia Định Báo, Nam Kỳ, Nông Cổ Mín Đàm, Nam Kỳ Địa Phận, Lục Tỉnh Tân Văn, Trung Lập Báo xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1881 đến 1924.

Vì vậy, cách gọi "văn chương Sài Gòn" được hiểu là những tác phẩm văn chương ra đời trên mặt báo tại Sài Gòn.

Cái mốc 1881 được tìm ra từ sự kiện ra đời 3 tác phẩm văn xuôi trên mục Thứ Vụ của tờ Gia Định Báo vào ngày 1-12-1881. Theo ông Vy, có thể ngày 1-12-1881 là thời điểm sớm nhất xuất hiện ba tác phẩm văn xuôi công khai trên báo ở Sài Gòn.

Ba tác phẩm ấy là: Cách thế cứu người chết ngột, Tên chăn bò, Thằng ăn trộm với con heo. Trong đó, ngoài bài Cách thế cứu người chết ngột dạng khoa học thường thức, thì hai bài Tên chăn bò và Thằng ăn trộm với con heo là của Trương Minh Ký chuyển ngữ từ truyện thơ của La Fontaine.

Để không lãng quên văn chương Sài Gòn - Ảnh 2.

Các truyện đăng trên Gia Định Báo năm 1882 (Thứ Vụ), báo Nam Kỳ năm 1898 và Nông Cổ Mín Đàmnăm 1901 - Ảnh: Trần Nhật Vy

Với tinh thần đó, Trần Nhật Vy sưu tập các áng văn xuôi trên báo, tập hợp lại, chú thích những chữ xưa có thể trở thành khó hiểu đối với người đọc hôm nay, in ra thành tập.

Công việc này mang lại cho giới nghiên cứu văn chương một lượng tài liệu quan trọng, đồng thời cung cấp cho bạn đọc một kho tác phẩm của thế hệ tác giả đầu tiên dùng chữ quốc ngữ viết văn, từng công bố, từng nổi đình nổi đám trên báo chí một thời, nhưng đến nay không dễ gì tìm được bản gốc nữa.

Thú vị hơn, đọc , lại bắt gặp văn phong xưa cũ của Nam Bộ, thấy quả nhiên dòng văn chương Sài Gòn có phong vị riêng, được xem là "nền văn chương dành cho mọi người", "viết bằng tiếng nói thường dùng, với nguyên liệu chính là cuộc sống thường ngày", và "ai đọc đều thấy có mình trong đó".

Để không lãng quên văn chương Sài Gòn - Ảnh 3.

Một nền văn chương ra đời và trưởng thành sớm song hành với lịch sử hình thành chữ quốc ngữ như vậy, nhưng trong gần suốt thế kỷ 20, nhiều nhà văn học sử gần như bỏ quên, chưa quan tâm đúng mức. Theo ông Vy, "đó là thiệt thòi lớn cho đất nước và cho chúng ta hôm nay".

TTO - Thành Gia Định thất thủ. Sài Gòn bắt đầu thời thuộc địa, được xây dựng những dinh thự, những khu phố hoa lệ, bắt đầu có tàu điện chạy, bắt đầu nhộn nhịp sầm uất...

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar