Gia Định báo
TTO - Sau ba năm chuẩn bị, tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên Gia Định Báo xuất bản số đầu tiên ngày 15-4-1865 tại Sài Gòn do ông E.Potteaux, người đứng đầu phòng thông ngôn của Nha nội vụ, làm chánh tổng tài và ông Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút.

TTO - Nhà báo Trần Nhật Vy vừa ra mắt tập 2 của bộ văn xuôi Văn chương Sài Gòn 1881 - 1924, tổng cộng hai tập hơn 800 trang.

TTO - Bản sách in đầu tiên tại Việt Nam là một cuốn truyện ngắn chỉ hơn 4.000 chữ với 7 trang A4 mang tựa Kiếp phong trần in năm 1882 do Nhà hàng Guilland et Martinon thực hiện.

TT - Làng báo Sài Gòn 1916-1930 của Phillipe M. F. Peycam do NXB Trẻ xuất bản nhân kỷ niệm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam là một công trình đầu tiên của giới sử học quốc tế nghiên cứu về nghề báo ở Sài Gòn giai đoạn 1916 - 1930.

TT - 150 năm, báo chí quốc ngữ ở Sài Gòn từ một cây duy nhất đã trở thành cánh rừng rậm rạp, xanh tươi, đủ màu sắc và là món ăn tinh thần không thể thiếu, dù trong hoàn cảnh nào.

TT - Hội thảo khoa học 150 năm thành lập Gia Ðịnh Báo và sự phát triển của báo chí Việt Nam đã nhìn lại những đóng góp và các giá trị có tính khởi đầu, để đặt những tiền đề nền tảng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.

TTCT - Gia Định báo - tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt ra đời năm 1865. Mục tiêu của nhà cầm quyền Pháp khi cho phát hành tờ báo lúc đó là phổ biến trong dân bản xứ tin tức, quy định mới, giới thiệu kiến thức về văn hóa và về nghề canh nông.

TT - Khi thực dân Pháp đánh vào Sài Gòn và chiếm ba tỉnh miền Đông thì chữ Việt bước ra khỏi cánh cửa nhà thờ.

TT - Có thể nói rằng chữ trong Gia Ðịnh báo không hoàn toàn như ngày nay nhưng cũng không quá cổ xưa. Nếu trong Phép giảng tám ngày (được Alexandre de Rhodes viết) chúng ta gặp những từ cực khó hiểu như “blời” để chỉ “trời” thì Gia Ðịnh báo hoàn toàn không có.

TT - “Gia Định báo là ấn bản bản xứ của tờ công báo” cho thấy nội dung chính của Gia Định báo là “thông tin nhà nước” là chính. Phần công vụ là phần quan trọng nhất và luôn chiếm từ 3/4 đến 4/5 mặt trang. Phần lớn là các lệnh, nghị định, thông báo... liên quan hoặc không hề liên quan tới dân chúng.

TT - Những số đầu tiên, dưới măngsét Gia Định báo là tên báo bằng chữ Hán, nhưng tới năm 1881 thì không thấy nữa. Đến năm 1893, phía trên măngsét của báo xuất hiện dòng chữ Cộng hòa Pháp và đề từ Tự do, bình đẳng, bác ái bằng tiếng Pháp. Dưới măngsét là dòng chữ thông báo về ngày ra báo, giá báo và nơi mua.

TT - Cho đến những thập niên đầu thế kỷ 20, việc ra báo ở Nam kỳ vẫn "phải xin phép" nếu là báo viết bằng tiếng Việt và chỉ có báo bằng tiếng Pháp mới được "tự do" xuất bản. Do đó, việc Gia Ðịnh báo trong thời gian đầu phải cấp phép cho một người Pháp làm chánh tổng tài (chức tương đương tổng biên tập ngày nay) là chuyện bình thường.
