Con kiểm tra cuối kỳ luôn là dịp cả nhà xôn xao với nhiều tâm trạng khác nhau: có căng thẳng, có lo lắng, có hồi hộp... Tất cả đều xoay quanh chuyện ôn luyện và thi cử.

Cha mẹ là người đau đáu với câu hỏi "Khi nào con hết khổ vì học?". Nhưng cũng chính cha mẹ là lời giải quan trọng nhất cho câu hỏi đó.

Tết Quý Mão 2023 sắp đến gần. Theo thông báo của các sở GD-ĐT, số ngày nghỉ Tết của học sinh có khác nhau, nghỉ ít nhất là 8 ngày (Hà Nội) và nhiều nhất là 14 ngày (Đồng Nai).

Nhà tôi luôn rộn tiếng cười trẻ thơ. Ngôi nhà trở thành "điểm hẹn" vào mỗi dịp cuối tuần, ngày hè, lễ tết … Tết sum vầy càng "đong đầy" tiếng trẻ. Tuy nhiên, tôi cũng có "cảm xúc buồn… nhẹ" khi nghe một cháu nói phải học nhiều trong những ngày Tết.

Mong con cố gắng hết mình, và kết quả thế nào cũng được là ý kiến của đồng nghiệp tôi ở Úc trong cách dạy con.

Có thể nói so với nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, học sinh phổ thông của Việt Nam chúng ta thuộc nhóm phải chịu gánh nặng, áp lực học tập nặng nề nhất.

Học sinh học vì mục đích thi cử lâu dần có thể trở thành những "người máy", rất khó có thể xoay trở, thích nghi với các tình huống ngoài đời thực, trong cuộc sống lao động nói riêng và trong cuộc sống xã hội nói chung.

Khi nói đến chuyện học sinh chịu áp lực học hành, thi cử, thường người ta sẽ đổ lỗi lên đầu thầy cô. Nhưng mấy ai hiểu ngay chính giáo viên cũng chịu áp lực không nhỏ từ các kỳ thi.

Khổ vì học, phải học sao luôn dẫn đầu lớp, phải đậu trường chuyên, phải vào lớp chọn, phải giành các giải thưởng thi học sinh giỏi và năng khiếu... Bao nhiêu chữ "phải" là bấy nhiêu áp lực đè nặng con trẻ.

Ngày học hai buổi ở trường, tối làm bài tập ở nhà đến khuya hoặc đi học thêm khiến học sinh hầu như không còn thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao. Chuyện học hành thật quá vất vả!
