05/01/2023 10:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Diễn đàn 'Để không còn khổ vì học': Đừng quên tâm sinh lý học sinh

Có thể nói so với nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, học sinh phổ thông của Việt Nam chúng ta thuộc nhóm phải chịu gánh nặng, áp lực học tập nặng nề nhất.

Diễn đàn Để không còn khổ vì học: Đừng quên tâm sinh lý học sinh - Ảnh 1.

Trẻ không chỉ có học và học mà cần cân bằng giữa học tập và các hoạt động giải trí, tập luyện thể thao - Ảnh: N.HUY

Nếu nói rằng đi học là hạnh phúc, mỗi ngày đến trường là một ngày vui thì trên thực tế, nhiều học sinh của chúng ta rất sợ đến trường, rất sợ đi học và nếu có một nghiên cứu thực nghiệm thì chắc chắn quá trình học phổ thông là một trong những ký ức không thể nào quên của nhiều em học sinh. Và theo thiển ý của chúng tôi, đó là một ký ức không mấy tốt đẹp.

Nghịch lý

Vì sao con em học sinh của chúng ta còn mãi khổ vì học? Có một điều hết sức nghịch lý ở đất nước chúng ta là trong thời kỳ còn nhiều khó khăn trước đây, nền giáo dục nói chung, phương tiện học tập, điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu nhưng những thế hệ học sinh lúc đó không gặp nhiều áp lực và nhiều nỗi khổ khi đến trường như học sinh ngày nay.

Nghịch lý là ở đó, lẽ ra khi điều kiện kinh tế, điều kiện học tập, tri thức giáo dục, phương tiện giáo dục ngày càng hiện đại và tiên tiến thì học sinh phải được học nhẹ nhàng hơn, thuận lợi hơn nhưng thực tế là ngược lại vì càng cải cách, càng đổi mới thì học sinh lại càng chịu nhiều áp lực hơn và đây là một điều vô cùng phi lý.

Lý giải cho điều này thì tất cả các phân tích lâu nay đều quy về hai yếu tố chính, đó là chương trình giáo dục nặng, đòi hỏi nhiều kiến thức hàn lâm, chuyên sâu vốn chưa cần thiết ở bậc giáo dục phổ thông. Hệ quả là các em phải học thêm gấp đôi, gấp ba thời lượng học tập bình thường thì mới có thể tiêu hóa hết những yêu cầu từ chương trình học.

Một lý giải khác là quy trách nhiệm cho phụ huynh học sinh khi nhiều phụ huynh luôn đòi hỏi con cái mình phải có điểm số cao trong các kỳ thi. Từ đó, nhiều phụ huynh buộc con cái phải học thêm rất nhiều và điều này đặt lên vai học sinh một gánh nặng rất lớn.

Không thể chỉ có học và... học

Những lối lý giải trên đều chính xác nhưng chưa phải là tất cả. Theo chúng tôi, một trong những điều bất thường là hình như chúng ta đang bỏ quên vấn đề tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Cảm giác của chúng tôi là chương trình giáo dục và những đòi hỏi của phụ huynh hoàn toàn không đoái hoài đến tâm lý, nhận thức của các em.

Nếu quan tâm thì chúng ta hãy thử xem với độ tuổi các em, các em có thể chịu đựng được những áp lực, những đòi hỏi quá mức đó hay không? Làm sao những đứa trẻ có thể phát triển bình thường khi cuộc sống trong một ngày của các em chỉ có học ở trường và học ở nơi học thêm và chỉ giải trí bằng chiếc điện thoại?

Vì vậy chúng tôi đề nghị ngành giáo dục, nhà trường và phụ huynh học sinh cần phải thiết kế kiểu giáo dục có tính đến những yếu tố tâm sinh lý của học sinh. Và đặc biệt là cần trả lời được câu hỏi then chốt nhất: chúng ta muốn con cái mình, thế hệ tương lai trở thành một con người như thế nào? Chúng ta chỉ muốn các em là những người có điểm 10 các môn toán, lý, hóa rồi thôi và chẳng quan tâm gì đến sự phát triển kỹ năng, phẩm chất, nhân cách và tinh thần bình thường của các em chăng?

Diễn đàn 'Để không còn khổ vì học': Luyện quá hóa 'người máy'

Học sinh học vì mục đích thi cử lâu dần có thể trở thành những "người máy", rất khó có thể xoay trở, thích nghi với các tình huống ngoài đời thực, trong cuộc sống lao động nói riêng và trong cuộc sống xã hội nói chung.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar