05/08/2015 08:50 GMT+7

Để bệnh viện thực sự là nhà thương!

LÊ THANH HÀ
LÊ THANH HÀ

TTO - Hai tháng nay, kể từ ngày 4-6 Bộ Y tế ban hành Quyết định 2151 kèm theo kế hoạch thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, không khí làm việc ở nhiều bệnh viện trên cả nước bắt đầu “nóng” lên bởi các hoạt động triển khai nội dung đổi mới này.

Các bệnh viện bắt đầu thành lập các đơn vị chăm sóc khách hàng, tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp… cho toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế tại đơn vị.

Quyết tâm của Bộ Y tế nhằm thay đổi nhận thức, phong cách phục vụ, củng cố niềm tin, lấy lại hình ảnh và thiện cảm của xã hội đối với ngành y tế là nỗ lực đáng ghi nhận.

Quyết tâm này đáp ứng được những bức xúc, tâm tư chất chứa lâu nay của người bệnh.

Quyết tâm này cũng được các bệnh viện ủng hộ, đồng tình bằng việc ký cam kết đổi mới phong cách, thái độ phục vụ bệnh nhân.

Hai tháng nay sự đổi mới đã bước đầu tạo sự chuyển biến nhất định. Nụ cười, sự ân cần đã xuất hiện nhiều hơn. Người bệnh và thân nhân có lúc đã cảm thấy mình thật sự là “thượng đế”, là “khách hàng” cùng đồng hành với sự phát triển của ngành y tế.

Cảm giác khi bước chân đến bệnh viện như được đến nhà thương, được các nhân viên và y, bác sĩ đón tiếp trong tình yêu thương, lo lắng, được điều trị khỏi bệnh thật sự không còn gì tuyệt vời, hạnh phúc bằng.

Là người bệnh, thân nhân bệnh nhân, ai cũng mong muốn và đòi hỏi được sống trong những phút giây hạnh phúc, tuyệt vời ấy khi đến bệnh viện.

Từ xưa đến nay, chưa có cơ quan, đơn vị, ngôi nhà nào…được gọi là nhà thương, trừ bệnh viện. Phải chăng bệnh viện được gọi là nhà thương bởi ai đến đó cũng đang bị bệnh tật, đớn đau rất đáng thương và cần lắm sự thương yêu của các thầy thuốc.

Người bình thường ai cũng muốn được sống trong sự yêu thương, chia sẻ và cảm thông của mọi người. Người bệnh còn khát khao được nhiều hơn thế. Nhưng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế cũng mong muốn được như vậy.

Mong muốn là vậy nhưng quyết tâm của Bộ Y tế, nỗ lực của các bệnh viện và đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế có thể thực hiện được không khi mà trước mặt họ còn nhiều khó khăn, áp lực và ai cũng có những nỗi niềm, lo toan cơm áo, gạo tiền.

Trong khi ở nhiều cơ quan. đơn vị, tổ chức…cán bộ công chức, viên chức được ngồi làm việc trong phòng máy lạnh mát rượi, phòng ốc rộng rãi thì ở rất nhiều bệnh viện, các y, bác sĩ phải làm việc trong môi trường chặt hẹp, nóng bức, căng thẳng, đông đúc người bệnh,  đồng lương ít ỏi.

Phải làm việc giữa những âm thanh ồn ào, tiếng la hét vì đau đớn và giữa những áp lực sinh tử để cứu sống người bệnh…chỉ cần một phút thiếu kiềm chế trong cách ứng xử, giao tiếp cũng có thể dẫn đến “nổ tung”, xô xát.

Đã có mấy ai cảm thông, chia sẻ, chứ chưa nói là thương xót cho sự vất vả, áp lực công việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế?

Dù vậy, không thể phủ nhận vẫn còn bộ phận nhỏ cán bộ, nhân viên y tế…chưa thực sự quan tâm, chăm sóc người bệnh chu đáo; chưa thực sự tâm huyết với công việc và làm việc hết trách nhiệm với tất cả tấm lòng và tình thương yêu.

Đây đó vẫn còn cán bộ, nhân viên y tế làm việc với thái độ ban ơn, trịch thượng, nói trỏng với người bệnh, cá biệt có khi còn bỏ mặc người bệnh đi ngủ, dù thân nhân đã kêu cứu.

Đây đó vẫn còn bệnh nhân chưa được bác sĩ tư vấn đầy đủ, hướng dẫn tận tình về tình trạng bệnh tật, phương pháp và kết quả điều trị, những rủi ro, tai biến có thể xảy ra… dẫn đến những khiếu nại, thắc mắc kéo dài khi tai biến, tử vong sau điều trị, phẫu thuật.

Có người còn lý giải việc phục vụ bệnh nhân chưa chu đáo, niềm nở của một số cán bộ, nhân viên y tế là do quá tải bệnh nhân, do áp lực công việc, do đồng lương ít ỏi và thậm chí do cơ chế thị trường tác động đến y đức của người thầy thuốc.

Thực tế với áp lực công việc và quá tải bệnh nhân hiện nay, bác sĩ và nhân viên y tế đã không đủ thời gian để điều trị, chăm sóc, tư vấn cho người bệnh thì những lời thưa gửi, xin phép khách sáo khi chăm sóc người bệnh tuy cần nhưng vẫn chỉ mang tính hình thức, xã giao, chưa thực sự xuất phát từ cái tâm, tận tụy phục vụ bệnh nhân của cán bộ, nhân viên y tế.

Việc Bộ Y tế quyết liệt chấn chỉnh, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ bệnh nhân, hướng tới sự hài lòng của người bệnh là cần thiết. Tuy nhiên, để làm được việc này không thể chỉ bằng những lời cam kết.

Thực sự người bệnh chỉ mong không phải nằm ghép nếu phải nằm viện, chỉ mong có phòng ốc thoáng mát, yên tĩnh để dưỡng bệnh, chỉ mong được bác sĩ tư vấn đầy đủ và chữa khỏi bệnh tật…

Còn bác sĩ, nhân viên y tế, hạnh phúc lớn nhất của họ cũng đơn giản là được thấy người bệnh khỏe mạnh, xuất viện về nhà và nếu họ thực sự có tâm với người bệnh thì tự nhiên thái độ, cách ứng xử sẽ làm hài lòng bệnh nhân.

LÊ THANH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Hàng giả, hàng gian gây bức xúc đã từ lâu, nay nóng lên khi cơ quan chức năng vừa khởi tố nhiều vụ gây chấn động.

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar