08/10/2013 10:04 GMT+7

Dạy trẻ tả dối: lỗi đâu phải của giáo viên

Thanh Thu (Q. Gò Vấp)
Thanh Thu (Q. Gò Vấp)

TTO - Khi trẻ không được tận mắt thấy những điều mình mô tả, chấm điểm phải sát theo đề tài. Đó là những lý do buộc giáo viên phải "vô tình tiếp tay" cho trẻ tả dối.

Phóng to
Với nhiều học sinh ở thành phố, không phải ai cũng có cơ hội quan sát thiên nhiên để tả chi tiết như đề ra - Ảnh tư liệu - Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Đó là ý kiến của bạn đọc Thanh Thu (một giáo viên) gửi đến Tuổi Trẻ Online nhân đọc hai bài viết “Đạo văn bắt đầu từ đâu” (tác giả Thụy Hiền, đăng ngày 2-10) và “Tả dối ảnh hưởng đến việc học văn” (tác giả Trúc Giang, đăng ngày 3-10), cũng như một số ý kiến chia sẻ của phụ huynh đăng trên Tuổi Trẻ số ra ngày 7-10.

Tuổi Trẻ Online xin đăng lại:

Dưới góc độ của một nhà giáo, xin được nêu ra vài chia sẻ với mong muốn mọi người sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về nỗi khổ của một giáo viên đứng lớp.

Thứ nhất, tôi có hai đứa cháu, một đang học lớp 2 và một học lớp 6. Ngày nào đi học về, các cháu cũng hỏi tôi tên của các loài hoa, cây xanh trồng dọc hai bên vệ đường.

Ngày nghỉ cuối tuần, đứa lớn luôn đòi ba mẹ chở về quê để được tận mắt nhìn thấy lúa đang mạ dòng, con gà trước khi gáy đập cánh thế nào. Đứa nhỏ lại đòi đi sở thú chỉ vì “mấy cái hình minh họa trong sách giáo khoa nhỏ quá, con phải tận mắt nhìn thấy ngoài đời mới có thể tả lại được”.

Nhưng không phải bố mẹ ở thành phố nào cũng có đủ thời gian và điều kiện đưa con đi “mục sở thị” thiên nhiên như thế.

Trong khi đó, hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa hiện nay đa phần là hình vẽ của các họa sĩ, câu chữ miêu tả rập khuôn, nhàm chán khiến học sinh thiếu hứng thú, khó hình dung các loài vật, cây cảnh trong thực tế đời thường.

Học sinh ở thôn quê còn đỡ, ngay cả những học sinh giỏi nhất ở thành thị cũng chỉ nghe được qua lời kể của bố mẹ, ông bà hoặc là sản phẩm tạo ra của trí tưởng tưởng.

Vậy mà phân môn tập làm văn lại yêu cầu các em phải miêu tả thật cụ thể, rõ nét từng đặc điểm của các loài cây cảnh, con vật mà từ nhỏ đến lớn các em chưa một lần nhìn thấy.

Đứng ở vai trò của một giáo viên, không lẽ bỏ mặc cho học sinh của mình để giấy trắng, phải nhận những điểm số không mong muốn chỉ vì lỗi không thuộc về các em?

Thứ hai, với nền giáo dục trọng hình thức, câu nệ câu chữ đến từng gạch đầu dòng 0,25 điểm, học sinh không còn “đất” phát huy tinh thần sáng tạo. Làm khác đi so với những gì chương trình đặt ra đồng nghĩa với việc trở thành yếu, kém.

Đơn cử như trường hợp một học sinh không có cha, với đề văn “Hãy miêu tả sự lam lũ của một người cha”. Nếu để giấy trắng hoặc tự ý chuyển thành bài viết miêu tả những vất vả, lo toan của mẹ, dù có viết cảm động và hay cách mấy, em cũng bị đánh giá là lạc đề và phải nhận điểm 0.

Trước tình cảnh đó, giáo viên không còn cách nào khác là phải viết ra những hướng dẫn mang tính chất “dọn đường” cho em trong việc hoàn thành bài viết.

Dẫu biết việc làm đó không đúng với lương tâm nhà giáo nhưng thử hỏi, lương tâm nhà giáo có cho phép cô đứng nhìn học sinh của mình phải chịu thiệt thòi, thậm chí là tổn thương hơn về mặt tình cảm chỉ vì một bài văn không thể hoàn thành?

Gợi ý cho học trò thì bị cho là tiếp tay cho “đạo văn”, hướng dẫn các em những điều mà chúng không thể trực tiếp nhìn thấy thì bị quy chụp là đang dạy học sinh cách “tả dối”.

Nhưng nếu không làm như thế, nhà trường và phụ huynh sẽ không biết được sức học thật của các em khi bị điểm xấu chỉ vì “không có cơ hội được hiểu biết trong thực tế”.

Bản thân học sinh nếu không được giáo viên “tiếp sức” sẽ mặc cảm, tự ti vì không hoàn thành được những yêu cầu trong sách giáo khoa.

Ở đây, tôi muốn nói đến vấn đề “bất khả kháng”, lỗi không thuộc về quyền quyết định của những người trực tiếp tạo ra điều đó.

Nói qua để thấy bản thân giáo viên cũng có trăm ngàn cái khổ. Một bên là sức ép từ ban giám hiệu với những yêu cầu về chỉ tiêu, thành tích, bên kia là sự kì vọng của phụ huynh, quyền lợi và những đòi hỏi chính đáng của học sinh.

Vì vậy trước khi trách những người thầy, người cô đã làm ra điều đó, xin hãy nhìn lại về chương trình và những trọng trách mà ngành giáo dục buộc họ phải làm theo như thế. Suy cho cùng, họ chỉ có lỗi “chẳng đặng đừng” mà thôi!

Bạn có đồng tình với ý kiến của bạn đọc Thanh Thu? Theo bạn, làm thế nào để khắc phục tình trạng học sinh tả dối? Là giáo viên, bạn chia sẻ những kinh nghiệm gì của mình trong việc dạy trẻ học văn? Liệu việc dạy trẻ học văn như thế này có gây nguy hại gì cho tương lai của trẻ?...

Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online qua địa chị email [email protected] hoặc qua phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài.

Thanh Thu (Q. Gò Vấp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar