15/11/2018 16:08 GMT+7

Đậu nành và sức khỏe

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

Chất béo trong đậu nành rất có lợi cho tim nhờ hàm lượng chất béo bão hòa thấp và giàu chất béo không bão hòa đa vốn giúp giảm nồng độ cholesterol máu.

Đậu nành và sức khỏe - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: health.com

Hàm lượng tinh bột thấp trong đậu nành phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường đang cần hạn chế hấp thu tinh bột. Chất béo trong đậu nành rất có lợi cho tim nhờ hàm lượng chất béo bão hòa thấp và giàu chất béo không bão hòa đa vốn giúp giảm nồng độ cholesterol máu.

Không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý nam giới

Thông tin truyền miệng đậu nành ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý nam giới xuất phát từ yếu tố đậu nành là thực phẩm giàu isoflavones hay còn biết dưới tên gọi phytoestrogen có cấu trúc gần giống estrogen của nữ nên bị lầm tưởng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam. Nhưng thực chất isoflavones không phải là estrogen, việc uống đậu nành không khiến nam giới bị nữ tính hóa, đậu nành là thực phẩm tốt cho cả nam lẫn nữ.

Đậu nành và thực phẩm cung cấp isoflavones đều không làm thay đổi nồng độ testosterone khả dụng ở nam giới. Điều này này có nghĩa dùng isoflavones đậu nành không gây nữ hóa ở nam giới bởi không có bằng chứng nào cho thấy tiêu thụ isoflavones tác động đến nồng độ estrogen tuần hoàn ở nam giới. Những nghiên cứu can thiệp ở nhóm nam giới trong độ tuổi từ 18-35 cho thấy isoflavones không tác động lên tinh trùng và tinh dịch ở cả 5 khía cạnh gồm lượng xuất tinh, mật độ tinh trùng, số lượng tinh trùng, tinh trùng di động và hình thái tinh trùng. Đáng chú ý, trong một nghiên cứu điều trị trên cặp vợ chồng vô sinh bị tinh trùng ít do suy giảm một phần tinh trùng trưởng thành, kết quả cho thấy isoflavones có vai trò trong việc điều trị chứng tinh trùng ít. Đây là một tín hiệu mới để khoa học tiếp tục nghiên cứu lợi ích của đậu nành trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị vô sinh.

Phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường

Hàm lượng tinh bột thấp trong đậu nành phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường đang cần hạn chế hấp thu tinh bột. Chất béo trong đậu nành rất có lợi cho tim nhờ hàm lượng chất béo bão hòa thấp và giàu chất béo không bão hòa đa vốn giúp giảm nồng độ cholesterol máu. Đạm đậu nành giúp giảm trực tiếp nồng độ cholesterol máu và giảm huyết áp. Một phân tích các nghiên cứu dịch tễ học châu Á phát hiện mức tiêu thụ đậu nành cao giúp giảm đến 48% nguy cơ phát triển ung thư tiền liệt tuyến.

Có giá trị dinh dưỡng cao

Đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao, trong thành phần có cả 3 loại chất dinh dưỡng sinh năng lượng là protein, lipid, glucid. Hàm lượng protein trong đậu nành cao và có đến 18 loại acid amin, trong đó có đủ tất cả các loại acid amin thiết yếu. Lipid trong đậu nành chủ yếu là acid béo không no nhiều nối đôi, không có cholesterol. Đậu nành có nhiều vitamin nhóm B, E, K cùng chất khoáng như kali, calci, phospho, sắt, magie, mangan, kẽm, đồng, selenium. Một số loại chất khoáng có rất cần thiết cho sức khỏe thần kinh, xương và tim mạch như magie, calci, sắt đạt hàm lượng cao trong đậu nành. Tiêu thụ đậu nành giúp chống lão hóa, bảo vệ da, kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ ung thư vú ở nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, giảm nguy cơ bệnh tim mạch như xơ mỡ động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, giảm nguy cơ loãng xương.

Người Nhật dùng nhiều thực phẩm từ đậu nành

Người Nhật dùng nhiều thực phẩm từ đậu nành có chứa isoflavones, đàn ông từ 15 tuổi trở lên tiêu thụ khoảng 76mg mỗi ngày. Thai nhi Nhật Bản sớm được tiếp xúc với lượng isoflavones cao trong hệ tuần hoàn của mẹ. Trẻ nhũ nhi tại đây được cai sữa, tập làm quen với các sản phẩm đậu nành từ 6-12 tháng tuổi. Kể từ đó mức tiêu thụ của chúng tiếp tục tăng dần, đạt mức bình thường ở người trưởng thành. Tại Nhật Bản, đến nay đã có hơn hai nghiên cứu về tác động của đậu nành lên nồng độ hormone sinh sản ở nam giới Nhật Bản và kết quả không gây ảnh hưởng gì lên nồng độ estradiol và testosterone trong máu. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tiêu thụ đậu nành không liên quan đến việc chưa có con. Nếu tiêu thụ đậu nành có thể làm giảm sinh tinh, vậy có nhiều khả năng số lượng tinh trùng hoặc chất lượng tinh dịch ở nam giới Nhật Bản sẽ thấp hơn so với các nhóm dân số khác. Tuy nhiên, đàn ông Nhật Bản lại có số lượng tinh trùng tương đương hoặc cao hơn so với đàn ông Bắc Âu. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy nồng độ testosterone ở nam giới Nhật Bản cũng tương tự như nam giới Mỹ. Nhìn chung, không có bất kỳ bằng chứng gì về tác dụng phụ của đậu nành đối với sức khỏe sinh sản ở nam giới Nhật Bản.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người từ 45-65 tuổi. Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti.

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Một ca bệnh xoắn vòi trứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu kịp thời và thành công, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật căn cứ vào 4 nhóm năng lực, cơ sở mới thành lập chỉ được xếp cấp cơ bản, sau 2 năm mới được xét nâng cấp.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các tỉnh phía Nam ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu, bệnh được đánh giá có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm các ca mắc mới.

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar