27/01/2024 13:19 GMT+7

Đạo diễn Lê Văn Duy qua đời

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, đạo diễn, nhà văn, nhà biên kịch điện ảnh Lê Văn Duy qua đời vào lúc 12h18 ngày 27-1. Thông tin được gia đình ông xác nhận.

Đạo diễn Lê Văn Duy

Đạo diễn Lê Văn Duy

Đạo diễn Lê Văn Duy, hay còn có bút danh khác là Lê Hằng, tên thật là Dương Ngọc Chúc. Ông sinh năm 1942 tại Long An. 

Ông là con thứ tư trong gia đình, anh trai là nhà văn Lê Văn Thảo và em gái là biên kịch Dương Cẩm Thúy - hiện là chủ tịch Hội Điện ảnh TP.HCM.

Đạo diễn Lê Văn Duy từng là phóng viên chiến trường, quay các phóng sự và phim tài liệu.

Ông từng giữ vị trí giám đốc Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu, tổng thư ký Hội Điện ảnh TP.HCM. 

Sau khi về hưu, Lê Văn Duy lại chuyển sang nhiếp ảnh, gần như hoạt động nhiếp ảnh chuyên nghiệp. 

Năm 2019, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.

Ông sở hữu những phim tài liệu chân dung và phỏng vấn về các văn nghệ sĩ trong nước.

Các tác phẩm tiêu biểu của ông như Viên ngọc Côn Sơn, Phượng, Tình đất Củ Chi, Đời người hát rong, Ngoại ô, Nàng Hương, Thời thơ ấu, Trái đắng, Bản hùng ca...

Anh trai mất, bà Dương Cẩm Thúy “ngổn ngang cảm xúc"

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bà Dương Cẩm Thúy kể anh chị em ruột trong gia đình của bà đều yêu thương nhau, dù mỗi người có một hướng đi khác nhau. Riêng bà và đạo diễn Lê Văn Duy đặc biệt hơn vì cùng chung niềm yêu thích điện ảnh.

“Chính anh là người đã đưa tôi vào nghề điện ảnh. Nhờ có anh mới có tôi hôm nay”, bà nói.

Thời đó bà Thúy mới tốt nghiệp đại học khoa Ngữ văn, ông Lê Văn Duy đang làm ở Xí nghiệp phim Tổng hợp (sau đó là Hãng phim Giải phóng). Ông đã bàn với lãnh đạo “xin” một số sinh viên tốt nghiệp ngành văn để xây dựng đội ngũ kế cận cho điện ảnh, trong đó có bà Thúy.

Chính ông cũng truyền niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật này cho em gái của mình.

Trong các chuyến đi thực tế của Hội điện ảnh TP.HCM, đạo diễn Lê Văn Duy là người luôn có mặt. Theo lời kể của bà Thúy, những năm cuối đời, dù tuổi già và sức khỏe đi xuống nhưng ông vẫn luôn nhiệt tình và đầy năng lượng với nghề.

Ông vẫn thích chụp ảnh và đăng facebook thường xuyên.

Bà Thúy nói: “Khi anh bệnh, nằm trên giường, tôi rất xót xa. Lúc nào anh cũng nói anh còn muốn sống nhiều, sống lâu và khỏe, để làm nghề nhiều hơn. Anh vẫn còn yêu nghề lắm”.

Đạo diễn Long Vân của Biệt động Sài Gòn qua đời

Gia đình cho biết đạo diễn Long Vân, người mà tên tuổi gắn liền với bộ phim Biệt động Sài Gòn, qua đời tại Hà Nội vào ngày 24-12 sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Hôm 6-7, Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi tại thị trấn Dharamshala (Ấn Độ) nằm trên dãy núi Himalaya.

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar