24/12/2023 19:05 GMT+7

Đạo diễn Long Vân của Biệt động Sài Gòn qua đời

Gia đình cho biết đạo diễn Long Vân, người mà tên tuổi gắn liền với bộ phim Biệt động Sài Gòn, qua đời tại Hà Nội vào ngày 24-12 sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật.

Đạo diễn Long Vân (bìa phải) trên set quay Biệt động Sài Gòn - Ảnh: Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cung cấp

Đạo diễn Long Vân (bìa phải) trên set quay Biệt động Sài Gòn - Ảnh: Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cung cấp

Trả lời Tuổi Trẻ Online, bà Kim Cương - vợ của đạo diễn Long Vân - cho biết nhà làm phim Biệt động Sài Gòn đã qua đời vào sáng 24-12, hưởng thọ 87 tuổi.

"Sau khi vào TP.HCM làm bộ phim Những đứa con của biệt động Sài Gòn, ông Long Vân bị gãy xương hông. Tôi vào đón ông ra. 

Từ đó đến bây giờ là 11 năm, cũng là 11 năm ông bị ốm, nhiều bệnh lắm. Gia đình cố gắng hết sức chạy chữa cho ông nhưng ông không qua khỏi" - vợ đạo diễn Long Vân đau đớn chia sẻ.

Chiều tối 24-12, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã - vợ của nhà biên kịch Lê Phương của Biệt động Sài Gòn - chia sẻ thông tin này qua trang cá nhân của bà.

Bà Trịnh Thanh Nhã kể khi nghe tin đạo diễn Long Vân từ trần, bà choáng váng mất một lúc mới gọi điện hỏi thăm bà Kim Cương được. "Nghe chị khóc mà lòng mình cũng tan nát" - Trịnh Thanh Nhã viết.

Và bà Nhã viết những lời tưởng nhớ: "Vậy là cặp bài trùng trong nghề điện ảnh Long Vân - Lê Phương đã cùng khuất bóng. Trống vắng quá. Hy vọng là họ đã gặp nhau để tiếp tục cãi vã rồi lại cùng tâm đắc tạo nên những tác phẩm chung.

Hơi tiếc và cũng lạ lùng là cả hai người bạn ấy đều không có sự tưởng thưởng nào tôn vinh cá nhân họ, dù những cống hiến của họ cho điện ảnh Việt một thời là không hề nhỏ".

Đạo diễn Long Vân (giữa) thời gian chuẩn bị quay phim Những đứa con của biệt động Sài Gòn - Ảnh: Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cung cấp

Đạo diễn Long Vân (giữa) thời gian chuẩn bị quay phim Những đứa con của biệt động Sài Gòn - Ảnh: Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cung cấp

Đạo diễn Long Vân sinh năm 1936 tại Hà Nội, sau đó cùng gia đình theo kháng chiến lên Thái Nguyên. Năm 14 tuổi, ông được gửi sang học tập tại Trung Quốc cùng GS Nguyễn Lân Dũng, GS Hồ Ngọc Đại.

Tên tuổi đạo diễn Long Vân gắn liền với phim Biệt động Sài Gòn, bộ phim màu đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam được công chiếu năm 1985. 

Ông còn làm các phim Hẹn gặp lại Sài Gòn, Giải phóng Sài Gòn, Những đứa con của biệt động Sài Gòn, Tiếng gọi phía trước, Cho cả ngày mai, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Những người không mang họ...

Là người con của Hà Nội nhưng Long Vân có mối duyên lớn với mảnh đất Sài Gòn. 

Biệt động Sài Gòn được xem là bộ phim huyền thoại của Việt Nam, với những nhân vật anh hùng và những cảnh quay kinh điển đi sâu vào lòng khán giả nhiều thế hệ.

Những năm tuổi già, đạo diễn Long Vân sống cùng vợ ở phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Nhà biên kịch Lê Phương - tác giả kịch bản phim 'Biệt động Sài Gòn' - qua đời

TTO - Nhà văn, nhà biên kịch của những bộ phim điện ảnh và truyền hình nổi tiếng như Biệt động Sài Gòn, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ... - ông Lê Phương - vừa qua đời tối 14-5 vì tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 89 tuổi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

World Press Photo tuyên bố Em bé Napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé Napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé Napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Huế tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Đặng Huy Trứ - ông tổ ngành nhiếp ảnh Việt Nam.

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Hàng trăm chậu hoa lan cùng hội tụ về công viên Tao Đàn tham gia Festival Hoa lan TP.HCM lần thứ ba, diễn ra từ ngày 16 đến 20-5.

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi xuất bản lần đầu vào năm 1957, đến nay vẫn được đông đảo bạn đọc các thế hệ yêu thích.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar