15/05/2018 17:10 GMT+7

Đánh bạn nhập viện vẫn được hạnh kiểm tốt vì... cuối cấp?

NGUYỄN HẢI ANH (Ba Đình, Hà Nội)
NGUYỄN HẢI ANH (Ba Đình, Hà Nội)

TTO - Vì cuối cấp nên thầy cô thường nhẹ tay khi đánh giá hạnh kiểm học trò. Vì cuối cấp nên dù học trò đánh lộn, vô lễ với thầy cô vẫn là học sinh ngoan...

Đánh bạn nhập viện vẫn được hạnh kiểm tốt vì... cuối cấp? - Ảnh 1.

Tranh: LAP

1. Một đứa cháu bên nội của tôi dù là con gái nhưng rất hay đánh nhau. Những năm trước, do vi phạm cháu bị hạ hạnh kiểm. Nhưng vừa rồi cháu đánh bạn trẹo cổ phải vào viện nhưng vẫn "hạnh kiểm tốt" khiến tôi khá bất ngờ. 

Cháu thường xuyên bùng tiết đi chơi, cãi lời thầy cô, nhưng vẫn xếp loại tốt, lý do đơn giản: vì cháu đang cuối cấp!

Tôi thẳng thắn nói với anh chị: "Nếu thầy cô cứ cho cháu hạnh kiểm tốt, lên lớp đều đều tức là a dua theo cái sai của cháu, khiến cháu không biết mình sai ở đâu. Năm nay chưa vào lớp 10 thì còn có năm sau, năm sau nữa. Chậm một năm, hai năm không đáng sợ, sợ nhất là cháu cứ nối tiếp sai lầm, không sửa kịp thời". 

Nhưng mẹ cháu cương quyết: "Cháu nó cuối cấp rồi, mình không thể mạo hiểm để cháu chậm với tương lai dù là một năm được cô ạ".

Chỉ vì sợ ảnh hưởng đến kết quả xét tuyển vào cấp 3, sợ các em bỏ lỡ tương lai vì đang cuối cấp như lời chị nói, nên dường như nhìn mặt bằng chung học sinh cuối cấp đều phải "tốt" cả.

Vì cuối cấp nên thầy cô thường nhẹ tay khi đánh giá hạnh kiểm học trò. Vì cuối cấp nên dù học trò đánh lộn, vô lễ với thầy cô vẫn là học sinh ngoan, tốt trên giấy tờ. Nghĩ mà xót xa…

2. Nhớ lại mấy năm trước, khi về quê chơi, tôi hỏi cháu trai vừa thi học kỳ xong cháu làm bài có tốt không? Quá bất ngờ khi câu đầu tiên cháu nói: "Cháu ước mình sinh năm 2000, chứ 2001 thiệt lắm dì ạ". 

Thấy tôi ngơ ngác, cu cậu giải thích là đề thi học kỳ năm trước dễ hơn. Rồi điểm số vào cấp 3 năm trước cũng thấp hơn nên dễ đậu hơn. Cháu bảo lo lắm vì thầy cô cảnh báo là năm nay điểm đầu vào cấp 3 sẽ cao hơn nhiều so với năm trước.

Rồi cháu than thở kỳ thi học kỳ 2 mà thầy cô trường THCS xã H.G. trông thi, thầy cô trường THCS xã H. K chấm thi. Cháu còn kêu thầy cô xem thi chặt lắm. 

Tôi bảo: "Mình làm bài tốt thì có gì phải lo?". Cháu nhìn tôi sửng sốt: "Dì không biết ạ? Xưa nay thi học kỳ thầy cô trường nào thì trông thi và chấm thi trường ấy. Nhưng năm nay lại đảo nên không còn được nương tay như trước nữa dì ạ". 

"Nếu thầy cô trường mình trông thi thì sẽ giả vờ như không thấy để học sinh quay bài, điểm số sẽ cao hơn giáo viên trường khác trông thi", cháu thêm.

Ôi, tôi thấy ngỡ ngàng với "tình thương" mà các em được nhận. Hai năm rồi tôi vẫn nhớ gương mặt thất vọng của cháu. 

Cuối cùng thì cháu thi trượt, phải học trường dân lập và luôn miệng cho rằng "số cháu đen"...

TTO - Nhìn điểm số của con cao bất thường, tôi thấy rất lo. Nhất là khi con kể 'lớp cuối cấp thường được thầy cô thương hơn mẹ ạ'.

NGUYỄN HẢI ANH (Ba Đình, Hà Nội)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vào lớp 10 chỉ cần 2,5 điểm: Hiệu trưởng nói gì?

Một trường ở Nghệ An thông báo điểm xét tuyển vào lớp 10 đợt 2 là 2,5 điểm.

Vào lớp 10 chỉ cần 2,5 điểm: Hiệu trưởng nói gì?

Nhiều chỉ số giáo dục TP.HCM đứng đầu cả nước sau sáp nhập

TP.HCM (mới) có quy mô học sinh, số trường học lớn nhất cả nước. Tuy nhiên một số chỉ số khác của ngành giáo dục thành phố không đứng đầu.

Nhiều chỉ số giáo dục TP.HCM đứng đầu cả nước sau sáp nhập

Giúp con 'cai' điện thoại

Mỗi khi hè về, điện thoại lại trở thành "người bạn thân" của nhiều trẻ khi thời gian rảnh rỗi kéo dài nhưng lại thiếu các hoạt động thay thế lành mạnh.

Giúp con 'cai' điện thoại

Những câu chuyện đẹp mùa thi 2025

Có những thí sinh ngoài 40, thậm chí 50 tuổi vẫn quyết tâm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cùng những chia sẻ thú vị.

Những câu chuyện đẹp mùa thi 2025

Ngành giáo dục TP.HCM định hướng sau sáp nhập: Trường học hạnh phúc

Ngày 3-7, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức buổi họp giao ban đầu tiên với cán bộ, công chức, người lao động cơ quan sở sau khi sáp nhập.

Ngành giáo dục TP.HCM định hướng sau sáp nhập: Trường học hạnh phúc

Chọn trường quốc tế cho con - Chiến lược đầu tư dài hạn

Việc lựa chọn ngôi trường phù hợp cho con là chọn một môi trường phát triển, một định hướng tương lai và một cộng đồng sẽ cùng đồng hành, nuôi dưỡng nhân cách và trí tuệ của con.

Chọn trường quốc tế cho con - Chiến lược đầu tư dài hạn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar