15/05/2018 12:24 GMT+7

Con được điểm cao, sao tôi buồn như 'mất sổ gạo'?

LÊ NHI
LÊ NHI

TTO - Nhìn điểm số của con cao bất thường, tôi thấy rất lo. Nhất là khi con kể 'lớp cuối cấp thường được thầy cô thương hơn mẹ ạ'.

Con được điểm cao, sao tôi buồn như mất sổ gạo? - Ảnh 1.

Con gái tôi đang học lớp 9, lực học của con thế nào tôi rất hiểu. Những năm trước, chuyện con được điểm cao là rất hiếm. Thi thoảng tôi lại "được" cô giáo mời lên để nói chuyện, chủ yếu xoay quanh vấn đề lực học của con. 

Bằng đủ mọi cách, tôi động viên con học tập chăm chỉ vì "cần cù bù thông minh". 

Nhưng từ khi bước vào năm cuối cấp, bỗng nhiên điểm số của con ở hầu hết các môn đều cao hơn hẳn những năm trước rất nhiều. Nếu đó là sự cố gắng của con thì tôi chẳng có gì phải phiền lòng.

Nhìn điểm số của con cao bất thường, là người mẹ, tôi thấy rất lo. Nhất là khi con kể trong giờ kiểm tra, cô giáo làm lơ như không biết học trò quay bài, xem tài liệu. Con còn bảo rằng các lớp khác cũng vậy.

"Lớp cuối cấp thường được thầy cô thương hơn mẹ ạ", con kể. "Con còn biết nhiều phụ huynh đến gặp thầy cô để xin điểm cho con mình nữa cơ. Có bạn từ điểm trung bình lên điểm khá, có bạn từ điểm khá lên điểm giỏi đấy mẹ ạ".

Tôi để ý thấy con tỏ ra không vui khi được thầy cô "thương" như vậy. Con nhăn nhó: "Con thấy xấu hổ mẹ ạ". Tôi thật mừng vì con biết tự trọng. 

Tôi đã gặp riêng cô giáo chủ nhiệm của con để nói về chuyện này thì cô lý giải rằng ngay từ đầu năm học, nhiều phụ huynh đã đến nói chuyện với thầy cô để mong con họ có điểm số cao để "dọn đường" vào các trường cấp 3 danh tiếng. 

Quan trọng hơn, tỉ lệ học sinh trong trường đỗ vào các trường chuyên, trường nổi tiếng càng cao sẽ càng khẳng định "đẳng cấp" của trường.

Gặp cô giáo của con về, tôi càng thấy nặng nề hơn. Chia sẻ với một người bạn, tôi lại bị cho là cổ hủ, là dại, rằng con mình được thầy cô nới tay lẽ ra phải mừng, đằng này lại ủ rũ như "mất sổ gạo".

Ôi điểm số, đến bao giờ các con mới thoát khỏi "bóng ma" của nó?

TTO - Điểm số các con đạt được hôm nay không thể nói hộ tương lai trẻ sau này. Thế nhưng nhiều phụ huynh cứ biến con thành 'ngựa đua', bắt con chạy theo đểm 9, 10, vào trường chuyên lớp chọn...

LÊ NHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar