19/12/2024 22:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đặng Thái Sơn xúc động vì ‘bố tôi đã thuộc về mọi người’

Xuất hiện trong buổi ra mắt cuốn ‘Di cảo Đặng Đình Hưng’ chiều muộn 19-12 ở Hà Nội, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn nói ông rất xúc động khi thấy bố ông - nhà thơ Đặng Đình Hưng, ‘không chỉ thuộc về gia đình mà thuộc về mọi người’.

Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn xúc động vì ‘bố tôi đã thuộc về mọi người’ - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn cho biết ông rất xúc động khi bố ông không còn chỉ thuộc về gia đình mà thuộc về mọi người - Ảnh: T.ĐIỂU

Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn vừa trở về Hà Nội để chuẩn bị cho đêm diễn cùng dàn nhạc giao hưởng tối 21-12 tại Nhà hát Hồ Gươm, kỷ niệm 100 năm sinh bố ông, nhà thơ Đặng Đình Hưng.

Đúng dịp này, cuốn Di cảo Đặng Đình Hưng ra mắt bạn đọc. Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn tham dự với vai trò khách mời đặc biệt.

Đặng Thái Sơn: Trước ngôn từ, tôi bế tắc

Được mời phát biểu tại sự kiện, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn chỉ chia sẻ ngắn gọn vài lời, bởi ông là người chơi nhạc, chỉ biết "trò chuyện" bằng âm nhạc.

Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn xúc động vì ‘bố tôi đã thuộc về mọi người’ - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn đàn một bản nhạc ngắn của Chopin tại lễ ra mắt sách - Ảnh: T.ĐIỂU

Khi phải nói, trước ngôn từ, ông thấy… bế tắc, nên ông chọn "nói" bằng một bản nhạc ngắn của Chopin thết đãi mọi người tại buổi ra mắt sách.

Nghệ sĩ cho biết khi thấy mọi người làm sách kỷ niệm 100 năm sinh của bố ông, rất đẹp, ông vui và cảm động.

Bởi lẽ, không chỉ có các con, gia đình mà nhiều người cùng kỷ niệm 100 năm sinh của bố ông, như nhóm làm cuốn sách này, đặc biệt là họa sĩ Lê Thiết Cương đã giữ gìn nhiều di vật của bố ông để bây giờ làm sách, cũng như đông đảo mọi người đến theo dõi buổi ra mắt sách.

"Bố không chỉ thuộc về gia đình mà thuộc về mọi người", nghệ sĩ Đặng Thái Sơn xúc động nói.

Nói với Tuổi Trẻ Online, Đặng Thái Sơn cho biết ông rất xúc động khi nhìn thấy rất nhiều sự quan tâm, tình cảm của mọi người dành cho bố ông những ngày này.

Ông kể những năm qua thường năm nào ông cũng về nước, cũng diễn khá thường xuyên. Năm nay còn về tới ba lần.

Nhưng chưa bao giờ ông thông báo về đêm diễn ở Việt Nam trên trang Facebook cá nhân mà lại nhận được nhiều tương tác như bài đăng mới đây ông chia sẻ về đêm diễn kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Đặng Đình Hưng tại Nhà hát Hồ Gươm (10.500 lượt like sau vài ngày).

Khi chọn diễn ở nhà hát này, nghệ sĩ đã lo lắng vì giá vé đắt đỏ, nhà hát lớn, sợ vắng khách. Không ngờ vé hết rất nhanh. "Người ta yêu cụ Hưng, tôi rất vui và biết ơn về điều đó", Đặng Thái Sơn nói.

Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn xúc động vì ‘bố tôi đã thuộc về mọi người’ - Ảnh 3.

Họa sĩ Lê Thiết Cương coi Đặng Đình Hưng là một người thầy lớn của ông - Ảnh: T.ĐIỂU

Những trang viết chưa bao giờ được biết đến của Đặng Đình Hưng

Di cảo Đặng Đình Hưng dày 250 trang, gồm các tập thơ như Rra (1965), Songe A (1968), Sử thi Phù Đổng ca (1970) cùng một số trang thủ bút các tập thơ của ông, thư của Trần Dần gửi Đặng Đình Hưng, chân dung Đặng Đình Hưng qua ảnh của nhiếp ảnh gia Hà Tường, bài viết của các tác giả như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phan Đan, Nguyễn Thụy Kha (lời bạt).

Về lý do làm cuốn di cảo của nhà thơ Đặng Đình Hưng, họa sĩ Lê Thiết Cương cho biết năm 2021, sau khi cuốn sách Một bến lạ ra mắt độc giả, ông được một số bạn tin tưởng đưa những bản thủ bút các tác phẩm của nhà thơ Đặng Đình Hưng.

Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn xúc động vì ‘bố tôi đã thuộc về mọi người’ - Ảnh 4.

Cuốn Di cảo Đặng Đình Hưng do Gallery39 tổ chức bản thảo, Nhà xuất bản Hội Nhà văn cấp phép và phát hành - Ảnh: T.ĐIỂU

Tất cả đều chưa từng xuất hiện và họ mong muốn một ngày nào đó có thể xuất bản để mọi người đều được biết tới, để bức chân dung của Đặng Đình Hưng được hoàn chỉnh hơn trong hiểu biết của công chúng.

Ngoài ra ông làm cuốn sách còn vì những tình cảm cá nhân đặc biệt và sâu nặng ông dành cho nghệ sĩ Đặng Đình Hưng.

Sáu năm cuối đời của nhà thơ Đặng Đình Hưng, Lê Thiết Cương có cơ duyên được gần gũi như con cháu trong nhà, được thi sĩ chỉ bảo cả về hội họa lẫn đời sống. 

Ông ngưỡng mộ Đặng Đình Hưng cả ở thơ lẫn họa. Lê Thiết Cương nói ông đọc và "nhập" ngay vì thơ Đặng Đình Hưng lạ, mới, hiện đại. Đến bây giờ vẫn hay vì vẫn mới.

Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn xúc động vì ‘bố tôi đã thuộc về mọi người’ - Ảnh 6.

Một số trang thơ Đặng Đình Hưng viết - Ảnh: T.ĐIỂU

Nhà thơ, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng (1924 - 1990) sinh tại làng Thụy Hương (Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội).

Ông tốt nghiệp Trường Bưởi, năm 18 tuổi ông vào học Trường Luật Đông Dương, chưa tốt nghiệp thì Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, ông gia nhập ngay vào hoạt động đoàn thể ở Hà Nội.

Toàn quốc kháng chiến, ông theo cách mạng. Năm 1951, ông được cử làm đoàn trưởng kiêm chính trị viên Đoàn văn công Nhân dân Trung ương.

Cùng với Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt… nhà thơ Đặng Đình Hưng âm thầm cách tân thơ, sáng tạo ra những tập thơ đầy tính thể nghiệm mới mẻ, mới cho tới tận ngày nay.

Đặng Thái Sơn lại chơi nhạc Chopin ở Hà Nội

Nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn về nước chơi bản Concerto số 2 của Chopin trong Đặng Thái Sơn Returns concert diễn ra vào tối 21-12 tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar