04/04/2020 09:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đại sứ Mỹ: Việt Nam đã kiềm chế tốt dịch bệnh COVID-19

NHẬT ĐĂNG thực hiện
NHẬT ĐĂNG thực hiện

TTO - Ông Daniel Kritenbrink - đại sứ Mỹ tại Việt Nam - khẳng định cam kết của Mỹ đối với việc hỗ trợ Việt Nam chống dịch, cũng như các giải pháp cho nền kinh tế hậu dịch bệnh.

Đại sứ Mỹ: Việt Nam đã kiềm chế tốt dịch bệnh COVID-19 - Ảnh 1.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink - Ảnh: Reuters

Mỹ vẫn cam kết quan hệ kinh tế với Việt Nam. Thương mại và đầu tư là nền tảng của quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - Việt. Chính phủ Mỹ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực để đảm bảo rằng Việt Nam tiến lên trên con đường hướng tới thu nhập bình quân cao hơn.

Đại sứ Daniel Kritenbrink

"Đây là một đại dịch toàn cầu, vì vậy nó đe dọa tới mọi quốc gia, bao gồm Việt Nam - đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink chia sẻ với Tuổi Trẻ - Việt Nam (cho đến nay) vẫn thuộc nhóm kiểm soát lây lan".

* Theo ông, Việt Nam có lợi thế và khó khăn gì trong cuộc chiến với COVID-19?

- Xét về vị trí địa lý và kết nối quốc tế, Việt Nam đã xuất hiện các ca nhiễm do nước ngoài đi vào hồi tháng 1 năm nay. Là một quốc gia "tuyến đầu", Việt Nam đã chuẩn bị nhiều năm cho những trường hợp thế này và đã phát triển sức mạnh thể chế để phản ứng. 

Điều này được phản ánh qua cách thức Chính phủ Việt Nam chủ động ứng phó trong việc nhanh chóng phát hiện, xét nghiệm và cách ly những cá nhân mắc COVID-19, cũng như theo dõi các mối liên lạc cách ly.

Cùng với các biện pháp mạnh mẽ trong cộng đồng, kết quả khả quan có thể được nhìn thấy trong số liệu ca nhiễm thấp của Việt Nam trong hơn hai tháng của dịch bệnh.

* Trong video mới nhất của ông đăng lên tài khoản Facebook của Đại sứ quán Mỹ, ông đã cảm ơn Chính phủ Việt Nam vì đã làm một nhiệm vụ xuất sắc trong khâu phản ứng với COVID-19. Ông có thể nói rõ hơn về đánh giá trên?

- Một lần nữa Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một công việc xuất sắc và đã chủ động, hợp tác và minh bạch. 

Vào giai đoạn này của đại dịch, một số nước đang "làm phẳng đường cong" dịch tễ bằng cách kiểm soát sự lây lan, trong khi một số nước khác đã trải qua sự lan rộng nhanh chóng của dịch bệnh.

Chúng tôi rất vui mừng khi Việt Nam vẫn thuộc nhóm kiểm soát lây lan, vốn cho phép hệ thống y tế phản ứng trong sự cân nhắc cẩn trọng, và tránh cho các bệnh viện cũng như phòng khám phải chịu gánh nặng quá mức.

Thành công tới nay đã phụ thuộc vào lãnh đạo, sự chăm chỉ, tận tụy của nhân viên y tế các cấp và sự tham gia, phản ứng, tuân thủ mạnh mẽ của cộng đồng đối với các biện pháp kiểm soát toàn quốc. 

Trong khi thách thức lớn vẫn sẽ tồn tại sắp tới, ba mức độ phối hợp này và phản ứng hiệu quả đã đóng góp vào thành công ấn tượng nêu trên.

* Ông cũng đề cập tới sự hợp tác giữa Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán Mỹ với Việt Nam trong việc giám sát và phản ứng với tình hình ở Việt Nam. Xin ông chia sẻ thêm.

- Dưới sự bảo trợ của Sáng kiến an ninh y tế toàn cầu, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng các bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Nông nghiệp của Mỹ đều hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và thông qua nhiều đối tác để tăng cường các năng lực ứng phó nói trên.

Ví dụ USAID hỗ trợ 5 đối tác để làm việc cùng chính quyền Việt Nam trong ứng phó COVID-19, bao gồm hỗ trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với lịch sử hợp tác lâu dài cùng Bộ Y tế Việt Nam.

WHO và Bộ Y tế Việt Nam phối hợp để giám sát, hỗ trợ phòng thí nghiệm, phản ứng với bùng phát dịch, giáo dục cộng đồng... CDC có một đội ngũ kỹ thuật mạnh mẽ đang làm việc trực tiếp với đồng nghiệp Bộ Y tế Việt Nam trong nhiều khía cạnh của phản ứng bùng phát dịch.

* Việt Nam được nhận 3 triệu USD trong gói hỗ trợ tài chính của USAID. Mỹ kỳ vọng gì về khoản hỗ trợ nước ngoài này tại Việt Nam?

- Chính phủ Mỹ đã tài trợ cho Việt Nam theo nguồn quỹ hỗ trợ nước ngoài 25 năm nay, trong tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi, nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước, và hỗ trợ khả năng phát triển của hệ thống y tế công nhằm ngăn chặn, phát hiện và phản ứng với các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi lên, ví dụ COVID-19. Mỹ đã đầu tư hơn 706 triệu USD trong 20 năm qua vào việc hỗ trợ y tế tại Việt Nam.

USAID sẽ hỗ trợ kinh tế Việt Nam

* Liệu Washington có chiến lược nào trong tương lai để phục hồi kinh tế sau đại dịch hay không, và khi đó vị trí, vai trò của Việt Nam trong những kế hoạch ấy là gì, thưa ông?

- Chính phủ Mỹ đánh giá rằng COVID-19 đang tác động đến nền kinh tế của nhiều quốc gia trên toàn cầu và USAID đang tìm cách tận dụng chương trình hiện có để giải quyết cú sốc kinh tế đang tấn công vào nền kinh tế Việt Nam.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò chính trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp, 40% GDP và sử dụng 60% lực lượng lao động.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là một động lực điển hình cho tăng trưởng, đã bị đình trệ do hậu quả của đại dịch COVID-19.

Việc lập kế hoạch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ mang lại tiềm năng tái khởi động nền kinh tế và giảm thiểu tác động của dịch COVID-19.

Nước Mỹ bắt đầu 'hai tuần địa ngục' thật sự với 1.000 người chết chỉ trong 1 ngày

TTO - Lời cảnh báo 2 hay 3 tuần tới sẽ chẳng khác gì địa ngục' của Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu thành hiện thực ở nước Mỹ khi ngày 2-4, lần đầu tiên nước Mỹ ghi nhận 1.000 người chết vì COVID-19 chỉ trong một ngày.

NHẬT ĐĂNG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Một video lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một bé gái bị cho là đã gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "nỗi ô nhục của thế giới", nhưng sự thật có phải như vậy?

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Ông Trump nói Mỹ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine

Tổng thống Trump khẳng định sẽ tiếp tục viện trợ cho Ukraine dù trước đó Nhà Trắng tạm hoãn chuyển giao một số vũ khí.

Ông Trump nói Mỹ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

Video đưa tin Ngoại trưởng Ấn Độ nói Pakistan bắn rơi ba tiêm kích Rafale trong chiến dịch Sindoor hồi tháng 5 thu hút chú ý dư luận.

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

BRICS kế thừa Phong trào không liên kết

Hội nghị BRICS tại Brazil thể hiện nỗ lực của nước chủ nhà thúc đẩy phát triển công bằng, bao trùm và củng cố chủ nghĩa đa phương.

BRICS kế thừa Phong trào không liên kết

Lũ quét ở Texas và bài toán dự báo

Sau trận lũ quét kinh hoàng tại bang Texas, những thách thức trong việc dự báo thời tiết cực đoan lại trở thành vấn đề tâm điểm.

Lũ quét ở Texas và bài toán dự báo

Tin tức thế giới 8-7: Hàn Quốc lên tiếng sau khi Mỹ công bố áp thuế; Ngoại trưởng Rubio đi Malaysia

Hàn Quốc khẳng định sẽ đẩy mạnh đàm phán thương mại với Mỹ sau khi ông Trump công bố thuế quan 25% từ 1-8; Ngoại trưởng Mỹ lần đầu công du châu Á; Mỹ xóa HTS của Syria khỏi danh sách tổ chức khủng bố... là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 8-7.

Tin tức thế giới 8-7: Hàn Quốc lên tiếng sau khi Mỹ công bố áp thuế; Ngoại trưởng Rubio đi Malaysia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar