24/12/2017 17:20 GMT+7

Đại dương trên sao Hỏa đã chui vào đá?

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Sao Hỏa luôn là hành tinh được chú ý nhiều nhất kể từ khi con người phát hiện ra nó. Người ta tin rằng sao Hỏa đã từng có những đại dương sâu tới 3.000m. Nhưng giờ chúng đã biến đi đâu?

Cuộc đại di dân từ Trái Đất đến hành tinh đỏ sẽ chỉ là viễn cảnh xa vời nếu nước và không khí, hai thành tố quan trọng cho sự sống của con người, không xuất hiện trên sao Hỏa như vốn dĩ hiện tại.

Cách đây 3 tỉ năm, sao Hỏa đã từng là một hành tinh ấm áp với những dòng sông và đại dương. Không có sự đồng thuận khoa học rằng đã có bao nhiêu nước trên sao Hỏa, nhưng niềm tin phổ biến là rất nhiều.

Câu hỏi đặt ra là lượng nước khổng lồ đó đã biến đi đâu sau ngần ấy thời gian?

Các nhà khoa học đến từ Đại học Oxford (Anh) mới đây đã đưa ra giả thuyết mới, gây sốc hơn: nước trên sao Hỏa đã bị hút vào đá.

Đại dương trên sao Hỏa đã chui vào đá? - Ảnh 1.

Đã từng có những đại dương và dòng sông chảy trên bề mặt sao Hỏa - Ảnh: NASA

Hai giả thuyết

Việc mất nước là một trong những nguyên nhân chính khiến sao Hỏa không thể sống được, bất kể bầu khí quyển và nhiệt độ của nó ra sao, GS Jon Wade - trưởng nhóm nghiên cứu, khẳng định.

Nước đã xuất hiện và hiện diện trên Trái Đất được khoảng 4,4 tỉ năm khi hành tinh của chúng ta bắt đầu nguội dần, dựa trên các bằng chứng khoa học được tìm thấy từ những loại khoáng chất gọi là zircon, ông Wade giải thích. 

Nhưng sao Hỏa dường như đã mất nước khá nhanh, chỉ khoảng 1,5 tỉ năm sau khi nó được hình thành. 

Một số nhà khoa học tin rằng nước trên hành tinh đỏ đã bị hút vào không gian khi từ trường sao Hỏa sụp đổ.

Theo GS Wade, sao Hỏa nhỏ hơn Trái Đất khoảng 50% do đó sẽ nguội nhanh hơn, trên cả bề mặt lẫn lõi kim loại của nó. Một hành tinh có từ trường chủ động nhờ phần lõi nhiệt độ cao. Nhưng bởi vì lõi của sao Hỏa nguội quá nhanh, từ trường cuối cùng đã biến mất và hành tinh này bắt đầu chịu ảnh hưởng của các siêu bão Mặt Trời, bầu khí quyển bị "nuốt trọn".

Các nhà khoa học khác lại tin rằng nước của sao Hỏa thực chất đang nằm bên dưới bề mặt của hành tinh này. Việc mất từ trường đã làm bầu khí quyển của sao Hỏa mỏng đi, do đó mất khả năng giữ nhiệt nên đóng băng là điều tất yếu.

Đại dương trên sao Hỏa đã chui vào đá? - Ảnh 2.

Từ trường đã giúp Trái Đất thoát khỏi sự tấn công của các cơn bão Mặt Trời - Ảnh chụp màn hình

Thế giới nước trong lòng đá

Năm 2015, Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) hân hoan tuyên bố nước vẫn còn hiện diện trên sao Hỏa. Trong khi NASA không thể chứng minh điều đó thật sự đúng, cơ quan này khẳng định tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter, có quỹ đạo bay xung quanh sao Hỏa của họ, đã tìm thấy dấu hiệu của sự rò rỉ chất lỏng một cách có chu kỳ dọc theo các khe nứt của núi lửa sao Hỏa.

NASA tuyên bố những dòng chất lỏng này chỉ xuất hiện vào những khoảng thời gian có nhiệt độ ấm, tương đương mùa xuân và mùa hè trên Trái Đất. Việc phát hiện muối trong các dòng chất lỏng trên đã khẳng định sự tồn tại của nước muối.

Nói cách khác, đã từng có biển trên sao Hỏa, nhưng chúng đã biến đi đâu?

Nhóm nghiên cứu của Đại học Oxford tin rằng câu trả lời nằm ở thành phần khoáng vật của sao Hỏa, Sử dụng các mô hình thường được dùng để phân tích các mẫu vật đá trên Trái Đất, nhóm của GS Wade kết luận đá bazan trên sao Hỏa có thể hút nước hơn 25% so với đá bazan của Trái Đất.

"Các loại đá hóa học của sao Hỏa đã phản ứng với nước có trên bề mặt, tạo thành các khoáng vật thủy hao. Theo thời gian, nước dần bị rút vào những khoáng vật này, để lại bề mặt khô cằn chỉ còn đá. Điều đó có nghĩa nước hiện nay vẫn còn trên sao Hỏa, sâu bên trong các hòn đá", ông Wade nói.

Nhóm của GS Wade, dẫu không bác bỏ hai giả thuyết trước đó, tin rằng những khoáng vật thủy hao là nguyên nhân chính khiến phần lớn nước trên sao Hỏa biến mất.

Đại dương trên sao Hỏa đã chui vào đá? - Ảnh 3.

NASA đã phát hiện ra sự rò rỉ chất lỏng định kỳ tại ngọn núi này trên sao Hỏa - Ảnh: NASA

Sự sống đã từng xuất hiện trên sao Hỏa?

Về mặt lý thuyết, sao Hỏa đã từng có đủ các điều kiện thuận lợi cho sự sống. Các dấu vết trên bề mặt hiện tại đã chỉ ra rằng hành tinh này cũng từng có những con sông chảy ra biển và nhiệt độ ấm trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều này cũng đồng nghĩa sao Hỏa đã từng có một bầu khí quyển dày trước khi nó bị cuốn đi bởi các cơn bão Mặt Trời sau khi từ trường của hành tinh sụp đổ.

Thực tế, hành tinh đỏ vẫn còn sót lại một ít từ trường, không phải do lõi của nó tạo ra, mà tồn tại trong các khoáng vật có chứa sắt. Nhưng thật kỳ quặc, những khoáng vật này chỉ có thể được tìm thấy ở cực nam của sao Hỏa.

Vũ trụ luôn là điều bí ẩn và còn hàng tỉ câu hỏi chưa bao giờ có lời giải đáp hay cấp số nhân những điều con người chưa biết. Kể cả Trái Đất, nơi con người tự hào rằng đã thống trị và khám phá gần như tất cả, vẫn còn những điều chúng ta chưa hiểu hết về nó.

Sự sống đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất có lẽ cách đây khoảng 3,5 tỷ năm hoặc sớm hơn. Những khoáng vật được tìm thấy tại Úc gần đây đã xô ngã niềm tin và kiến thức đại chúng phổ biến của con người. Không phải một mà là có đến vài dạng sống ban đầu của vi khuẩn nguyên thủy.

"Tôi tin rằng đã từng có những dạng sống, tất nhiên, khốn khổ trên sao Hỏa trong 3 hoặc 4 tỷ năm qua. Nếu thật sự vẫn còn sự sống trên sao Hỏa hiện nay, nó chắc chắn sẽ không ở trên bề mặt, mà ở nơi rất khó để tìm thấy: bên trong lòng đất!", GS Wade nhận định.

Lá chắn từ trường nhân tạo cho sao Hỏa

Bởi vì từ trường sụp đổ, kéo theo bầu khí quyển và nước vào không gian, sao Hỏa trở thành hành tinh không thể hỗ trợ sự sống. Nhưng nếu một ngày nào đó từ trường xuất hiện trở lại, mọi chuyện sẽ như thế nào?

Đó chính là câu hỏi đã tạo động lực cho NASA đưa ra một đề xuất hồi tháng 3-2017: tạo ra lá chắn từ trường cho hành tinh đỏ!

Khi từ trường nhân tạo xuất hiện, bầu khí quyển của sao Hỏa sẽ được tăng cường, giúp bảo vệ hành tinh khỏi các cơn bão Mặt Trời. Một khi khí quyển đã được tăng cường, nhiệt độ và áp suất của sao Hỏa sẽ thay đổi, đủ để tạo ra và lưu giữ nước trên bề mặt.

TTO - 48 năm sau ngày chinh phục Mặt trăng (7-1969), những mơ ước hoang đường nhất đang đưa nhân loại tiến gần hơn đến một hành tinh khác trong hệ Mặt trời: sao Hỏa.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar