10/03/2024 17:51 GMT+7

Đà Lạt công bố tranh 12 con giáp của cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

Bộ tranh 12 con giáp của cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã được công bố lần đầu tiên trong không gian hết sức đặc biệt của nhạc cổ điển tại Đà Lạt.

Tranh cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm ra mắt trong không gian nhạc cổ điển tại Đà Lạt - Ảnh: M.V

Tranh cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm ra mắt trong không gian nhạc cổ điển tại Đà Lạt - Ảnh: M.V

Ngày 10-3 tại Ana Mandara Đà Lạt (cụm biệt thự cổ Lê Lai), bộ tranh 12 con giáp của cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã được ra mắt công chúng lần đầu tiên tại triển lãm chủ đề “Nguyễn Tư Nghiêm: Đối thoại với nhạc cổ điển phương Tây”.

Bộ tranh độc đáo của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

Bộ tranh 12 con giáp mang đậm dấu ấn văn hóa Á Đông, ra mắt trong không gian hết sức đặc biệt của một gian phòng trong biệt thự cổ kiểu Pháp và âm nhạc cổ điển. 

Giám tuyển Nguyễn Như Huy cho biết: “Những người tổ chức sự kiện muốn người xem - nghe mở rộng chiều kích tưởng tượng với tranh của danh họa lẫn âm nhạc cổ điển".

Chương trình nằm trong khuôn khổ Lễ hội Âm nhạc cổ điển Đà Lạt 2024 do Vietnam Youth Music và Vietfest đồng sáng tạo và tổ chức.

Các tác phẩm 12 con giáp của cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm, một trong tứ trụ hiện đại của hội họa Việt Nam: “Nghiêm - Liên - Sáng - Phái”, sáng tác trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2011 trên chất liệu bột màu và màu nước giấy dó.

Ban tổ chức kiểm tra tem bảo hiểm cho các bức tranh của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - Ảnh: M.V

Ban tổ chức kiểm tra tem bảo hiểm cho các bức tranh của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - Ảnh: M.V

Bộ tranh 12 con giáp thuộc bộ sưu tập tranh của nghệ sĩ piano Trần Lê Bảo Quyên. Cô là chắt ngoại của nhà văn Nguyễn Tuân (cha vợ danh họa Nguyễn Tư Nghiêm, bà Thu Giang).

Trần Lê Bảo Quyên chia sẻ mẹ cô là người thích sưu tầm tranh nên từ nhỏ, ngoài tình yêu cháy bỏng với piano, cô cũng thừa hưởng tình yêu tranh giống như mẹ.

Những năm tháng sống xa nhà để sang châu Âu học tập và làm việc, bức tranh con giáp đậm nét văn hóa dân tộc của danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm mà cô mang theo trở nên quý giá hơn bất cứ báu vật nào trên đời và khiến cô càng thêm yêu quê hương.

“Đối với nhân sinh quan của tôi, giá trị của hội họa cũng như âm nhạc luôn vượt khỏi cõi trần thế, không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện như vật chất hay thời cuộc”, Bảo Quyên bộc bạch.

Khán giả vừa xem tranh vừa nghe piano được biểu diễn bởi chính người đang sở hữu bộ sưu tập - Ảnh:M.V

Khán giả vừa xem tranh vừa nghe piano được biểu diễn bởi chính người đang sở hữu bộ sưu tập - Ảnh:M.V

Không gian đối thoại liên văn hóa, liên nghệ thuật

Nguyễn Tư Nghiêm - Đối thoại với nhạc cổ điển phương Tây tạo ra một không gian đối thoại liên văn hóa và liên nghệ thuật về các chủ đề triết học, văn hóa thị giác và con người, nằm xa hơn lĩnh vực thẩm mỹ.

Theo giám tuyển Như Huy, trong nền nghệ thuật Việt Nam, Nguyễn Tư Nghiêm là trường hợp rất đặc biệt. 

Ông không chỉ là một họa sĩ bậc thầy, hơn thế, bằng các suy tư, nghiên cứu sâu sắc ở góc độ văn hóa thị giác, ông đã - một cách lặng lẽ, nhưng kiên quyết và rất nhất quán - mở ra một cuộc đối thoại, hay có thể nói, một sự tranh luận, phản biện về chủ đề bản sắc "Đông/Tây", "Ta/Họ" - chủ đề cực kỳ quan trọng của nghệ thuật đương đại thế giới - mà người ta thường gọi là chủ đề “hậu thực dân” (Post-colonial).

Bức tranh năm Dần của cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm được vẽ trên cả hai mặt giấy, có thể xem ngược lẫn xuôi - Ảnh: M.V

Bức tranh năm Dần của cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm được vẽ trên cả hai mặt giấy, có thể xem ngược lẫn xuôi - Ảnh: M.V

Sự kiện lần này là hoạt động tiếp nối chuỗi triển lãm nghệ thuật mà Ana Mandara Đà Lạt thực hiện trong những năm gần đây, giúp đưa nghệ thuật vào không gian nghỉ dưỡng và quảng bá du lịch theo cách sáng tạo.

Đây cũng là xu hướng chính mà du lịch Đà Lạt đang theo đuổi trong thời gian gần đây, khi thành phố được UNESCO công nhận là Thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc thuộc Mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu.

Bức tranh Đinh Hợi được danh họa Nguyễn Tư Nghiêm vẽ năm 2007 - Ảnh: M.V

Bức tranh Đinh Hợi được danh họa Nguyễn Tư Nghiêm vẽ năm 2007 - Ảnh: M.V

Triển lãm Nguyễn Tư Nghiêm - Đối thoại với nhạc cổ điển phương Tây mở cửa đón khách từ ngày 10 đến ngày 17-3. Toàn bộ tranh nhà sưu tập Bảo Quyên giới thiệu đến công chúng để nhằm tăng mức độ thấu hiểu tranh của cố danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.

Việc triển lãm không kèm việc chào bán tranh. Một số tranh được cho phép in ấn trên các vật phẩm lưu niệm chào bán với số lượng giới hạn nhằm gây quỹ cho hoạt động của Lễ hội Âm nhạc cổ điển Đà Lạt 2024.

Đà Lạt kỷ niệm 130 năm, được công nhận là thành phố sáng tạo âm nhạc của UNESCO

Tại lễ kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, UNESCO đã trao thư xác nhận Đà Lạt chính thức gia nhập “Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc”.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar