02/12/2023 08:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Đã cụt chân mà còn đi giày cao gót': Lời sát thương bạo lực với phụ nữ

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn đang xảy ra khắp mọi nơi, từ gia đình, trường học đến không gian mạng. Phải làm sao để ngăn chặn những hành vi bạo lực này?

Cần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và ngăn chặn bạo lực giới -  Ảnh: D.LIễu

Cần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và ngăn chặn bạo lực giới - Ảnh: D.LIễu

Ông Đặng Hoa Nam - cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cho rằng không thể ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nếu không có sự tham gia của nam giới.

Cứ 10 phụ nữ thì hơn 6 người từng bị bạo lực

Lập gia đình từ năm 18 tuổi, chị L.T.V. (35 tuổi, trú tỉnh Điện Biên) không nhớ nổi bao nhiêu lần chịu đựng sự đánh đập của chồng. Chị V. chia sẻ khi lấy chồng, cả hai vợ chồng đều còn rất trẻ, ngoài nương rẫy trồng ngô thì cả hai đều không có việc làm ổn định.

"Sau khi sinh đứa con đầu lòng, kinh tế gia đình ngày càng khó khăn hơn. Chồng cũng từ đó sinh ra chán nản, rượu chè. Mỗi lần uống rượu say trở về nhà, anh trút lên vợ những lời lẽ không hay do vợ ở nhà trông con không làm ra tiền, không thể quán xuyến việc nhà. Chửi rủa chưa đủ, anh bắt đầu đánh đập. Cũng nghĩ vì con cái nên tôi cố gắng chịu đựng", chị V. nhớ lại.

Cho đến 3 năm trở lại đây, khi dự án ngăn chặn bạo lực với phụ nữ về đến tận bản làng nơi vợ chồng chị V. sinh sống, chị mới như được hồi sinh một lần nữa. Anh K. (chồng chị V.) không khỏi ân hận vì những hành động mình đã làm với vợ trong suốt thời gian qua. 

Anh K. nói khi tham gia những lớp học, được các "thầy cô" giảng dạy anh mới biết mình không chỉ đang làm tan vỡ hạnh phúc gia đình mà còn vi phạm pháp luật.

Sau đó, vợ chồng anh K. cũng được dự án tạo kế sinh nhai bằng chuyển đổi cây trồng, trồng cà phê tăng thu nhập. "Từ ngày đó, hai vợ chồng bảo ban nhau làm ăn, kinh tế dần ổn định hơn. Bản thân tôi cũng không sa đà vào rượu chè suốt ngày nữa. Lúc đi làm về cũng phụ giúp vợ việc nhà, chăm con", anh K. nói.

Bạo lực trên mạng

Nhắc đến bạo lực, thường được nói đến là những hành vi bạo lực về thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục. Bên cạnh những hành vi bạo lực trong gia đình thì với sự phát triển của mạng xã hội, phụ nữ cũng trở thành mục tiêu bị bạo lực.

Chia sẻ câu chuyện từng là nạn nhân của bạo lực trên mạng xã hội, chị Bế Thị Băng (hoa khôi Vẻ đẹp vầng trăng khuyết năm 2019) vẫn nhớ như in những cảm xúc tiêu cực khi bị kỳ thị.

Mất đi một chân sau tai nạn khi còn trẻ, chị Băng đã vượt lên mặc cảm để hòa nhập với cộng đồng. Chị muốn được sống như những người bình thường khác, mặc những chiếc váy đẹp, diện giày cao gót... 

Thế nhưng thay vì nhận được sự động viên, ủng hộ của cộng đồng thì chị lại nhận về những lời miệt thị.

"Sao con bé kia cụt chân rồi còn mặc váy? Đã cụt chân rồi còn đi giày cao gót? Tàn tật thế kia thì ở nhà thôi còn ra ngoài đường làm gì?... Những lời nói đó sát thương rất lớn khiến tôi cảm thấy rất buồn. 

Tôi luôn tự nghĩ tại sao người khuyết tật lại không thể sống bình thường như những người khác. Và tôi đã lựa chọn đứng lên, trên chiếc chân còn lại của mình. Tôi phải làm cho họ thay đổi cách nhìn về người khuyết tật", chị Băng tự hào nói.

Chị Băng cũng cho rằng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam vẫn còn là một vấn nạn. Để ngăn chặn bạo lực, không chỉ những người phụ nữ phải đứng lên bảo vệ mình mà cần sự tham gia tích cực của nam giới - những người gây ra bạo lực.

Nam giới phải tham gia ngăn chặn bạo lực

Ông Đặng Hoa Nam cho rằng không thể ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nếu không có sự tham gia của nam giới. Tuy nhiên, ông Nam cho hay thực tế hiện nay việc truyền thông bình đẳng giới, ngăn chặn bạo lực giới chưa có sự tham gia của nam giới và trẻ em trai.

Ông Nam chia sẻ từng tham gia diễn đàn về bình đẳng giới nhưng 100% là trẻ em gái tham gia mà không có trẻ em trai được mời đến sự kiện.

Rất nhiều chương trình múa, hát cũng chỉ có trẻ em gái mà không có trẻ em trai. "Chúng ta phải tuyên truyền từ thế hệ trẻ em về bình đẳng giới, ngăn chặn bạo lực giới thì mới có thể thay đổi từ nhận thức đến hành vi", ông Nam nhận định.

Đồng quan điểm với ông Nam, TS Trần Kiên, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, cũng cho rằng nam giới cần tích cực tham gia thúc đẩy ngăn chặn bạo lực giới.

"Chúng tôi đã tổ chức những nhóm hỗ trợ tư vấn pháp lý cho nam giới có hành vi gây bạo lực. Họ là nguyên nhân gây bạo lực, vì vậy cần phải hỗ trợ họ nhận thức được hành vi vi phạm, từ đó giúp họ thay đổi hành vi của mình", ông Kiên nói.

Hơn 90% người bị bạo lực không tìm sự giúp đỡ

Theo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam lần thứ 2 năm 2019 công bố năm 2020, có đến 63% phụ nữ đã kết hôn trong độ tuổi 15 - 64 cho biết từng phải chịu các hình thức bạo lực do chồng hoặc bạn tình gây ra ít nhất một lần trong đời.

Một nửa trong số những phụ nữ bị bạo lực lựa chọn giữ im lặng, và hơn 90% người bị bạo lực giới không tìm kiếm bất kỳ sự giúp đỡ nào.

Đừng thờ ơ

Hơn 10 năm hỗ trợ tư vấn miễn phí pháp lý bạo lực gia đình, ông Tạ Quang Tòng (Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk) cho hay thực tế chưa nhiều phụ nữ chịu bạo lực tìm đến pháp lý để bảo vệ mình.

"Nếu chúng ta còn coi hành vi bạo lực lên phụ nữ là điều bình thường thì không thể thay đổi hành vi này. Bạo lực là hành vi đáng lên án, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức từ cộng đồng và xã hội.

Đơn cử như tôi đã từng tư vấn nhiều trường hợp vợ chồng xảy ra đánh nhau nhưng tổ dân phố, hội phụ nữ dân phố... không có sự can thiệp mà coi đó là chuyện nội bộ gia đình.

Chính sự thờ ơ của chính quyền địa phương làm gia tăng hành vi bạo lực trong gia đình. Vì vậy, để ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ, cần có sự vào cuộc của cả xã hội, cộng đồng và chính quyền địa phương", ông Tòng bày tỏ.

Bạo lực gia đình gia tăng ở Úc, một phụ nữ Việt là nạn nhân

Ngày 4-11, Đài CNN đăng tải thông tin, chỉ trong vòng 10 ngày nước Úc đã ghi nhận năm người phụ nữ bị sát hại bởi những người đàn ông thân quen với họ. Điều đó cho thấy tình trạng bạo lực gia tăng ở Úc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar