27/10/2024 10:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Khi chồng bị bạo hành: Trụ cột cũng hóa mong manh

Đa phần các câu chuyện bạo hành gia đình, nạn nhân là phụ nữ, còn cánh mày râu bị 'ăn hiếp' thì ít nghe nhắc tới. Nhưng thực tế, nửa kia cũng phải đối diện với tình trạng bạo lực gia đình.

Khi trụ cột cũng hóa mong manh... - Ảnh 1.

Nhiều người nghĩ chỉ phụ nữ mới bị bạo hành gia đình, nhưng thực tế không ít đấng mày râu cũng đang sống trong cảnh buồn này - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Ly hôn chục năm trước, anh Trần Hữu Cường (46 tuổi, quê Khánh Hòa) giao lại toàn bộ nhà cửa cho vợ con, anh về nhà mẹ ở tạm rồi đi thêm bước nữa với người vợ trẻ trung, nhà ở xóm trên.

Anh chất phác, rề rề. Chị thì nhanh nhẹn, trực tính. Tưởng ấm êm dài lâu nhưng chưa hết tuần trăng mật, "chiến tranh" nóng, lạnh đã nổ ra liên miên.

"Tra tấn" tinh thần, siết chặt tài chính

Đầu tiên là chuyện nhà ai nấy ở. Mẹ anh Cường tuổi cao, tai biến nằm một chỗ nên anh vẫn ngày ngày lo cho mẹ. Anh to nhỏ mong vợ thông cảm, ai ngờ chị ra tối hậu thư: cưới vợ thì phải gần vợ. Anh đề nghị vợ về nhà mẹ ở cùng nhưng chị lấy lý do mình còn lo cho con gái (con riêng), rồi công việc đang đâu ra đó.

Vậy là anh thỏa thuận với người anh ruột thay nhau chăm mẹ. Chị không bằng lòng, chì chiết anh đủ điều. Có bận, anh cãi lại vài câu liền lãnh trái táo ngay vô mặt. Anh kể nhiều đêm lẻn về coi mẹ ra sao mà lo ngay ngáy.

Với vợ anh Cường, một trong những hạng mục ưu tiên hàng đầu là quản trị tài chính, quyết không để thất thoát dù chỉ một đồng. Dù là chủ một cơ sở vận chuyển, nhưng trong túi anh Cường lủ khủ tiền mệnh giá thiếu nhi.

Anh than thở, chị nói "Cơm nước đã có vợ lo. Cần nhiều tiền làm gì". Bạn bè đùa từ ngày anh cưới vợ thì nói không với tiền mặt vì vợ có cho đâu. Gần chục tài khoản ngân hàng của anh đều về số không.

Tuy nhiên, chuyện "đánh" kiệt quệ tài chính cũng còn đường sống vì có nhiều cửa để lách. Còn khủng bố chồng về tinh thần thì nào ai có thấu.

Lấy lý do dạo này trộm cắp dòm ngó, chị kêu thợ lắp dàn camera 5 mắt nét căng. Về nhà, việc đầu tiên của chị là mở xem anh có rủ bạn bè về nhậu không. Xe anh phải gắn định vị, camera hành trình. Chưa hết, điện thoại không được đặt mật khẩu.

Chị mà thấy anh cười cười nói nói với cô nào thì thôi rồi, tặng cho vài "cước" cơ bản, má hằn vài vết cào. "Phải chi tui trai trẻ cho cam. Hết xí quách tới nơi rồi mà bả sợ hư hao gì không biết nữa. Một mình bả là tui ám ảnh quá rồi", anh than.

Vợ chồng anh Lê Văn Thời (đã đổi tên, ở TP Châu Đốc, An Giang) làm chủ một cơ sở kinh doanh thực phẩm ở quê. Việc điều hành do anh phụ trách, còn vợ anh lo chuyện thu chi, quản lý tiền bạc trong nhà, đồng thời chăm sóc hai con trai.

Kinh tế tạm gọi là ổn định, cộng thêm bên nhà mẹ vợ anh cũng giàu có nên chị Kim Chi - vợ anh - bỗng sinh tật ham mê cờ bạc cách đây 5 năm.

Ban đầu chỉ đánh số tiền ít cho vui, sau dần tăng đô lên, thắng thì muốn ăn thêm, thua càng phải gỡ. Dần dà vợ anh lậm cờ bạc, không còn để tâm đến việc làm ăn. Nhà cửa và con cái gần như phó mặc cho người giúp việc.

"Tiền tôi để buôn bán mà đem đánh bài hết. Bả thua mấy chục triệu, lên hàng trăm, có lần thua 1 tỉ bạc, rồi cao nhất là cỡ 2 tỉ. Tôi không đủ trả nên mẹ vợ phải bỏ tiền ra tiếp. Cha vợ xém chút nữa đuổi vợ tôi ra khỏi nhà", anh Thời nhớ lại.

Nếu như anh Thời gặp bạo lực tài chính thì anh Cường còn bị bạo hành cả tài sản lẫn tinh thần trong gia đình.

Không dám lên tiếng vì sĩ diện

Theo ThS Lê Minh Huân, giảng viên tâm lý học, giám đốc Công ty TNHH ứng dụng tâm lý và giáo dục An Nhiên, các hình thức bạo lực phổ biến thường được nhắc đến gồm bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác (thể chất), bạo lực tài chính (tài sản) và bạo lực tình dục (giới tính).

Đối với nam giới, nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình thường liên quan đến tài chính. "Chẳng hạn người đàn ông không giỏi kiếm tiền, thu nhập thấp hơn vợ/anh em trong gia đình hay tiêu xài kém hợp lý, cũng có thể xuất phát từ tâm lý muốn làm "tay hòm chìa khóa" trong gia đình nên người vợ ráo riết tìm cách thu giữ tiền, tài sản của người đàn ông.

Bên cạnh đó, việc nhịn nhường phụ nữ cũng có thể trở thành lý do để bản thân nam giới bị bạo lực tinh thần, thể xác. Một số trường hợp vì thiếu hòa hợp trong chuyện gối chăn cũng là nguyên nhân khơi mào bạo lực tình dục, tinh thần", anh Huân cho biết.

Với bạo hành gia đình, đa phần các câu chuyện nghe được là phụ nữ bị bạo hành, còn cánh mày râu bị "ăn hiếp" thì ít nghe nhắc tới hoặc người trong cuộc ít lên tiếng. Về vấn đề này, ThS Huân cho hay xét về tỉ trọng, trong gia đình, số phụ nữ bị bạo lực cao gấp gần 6 lần số nam giới.

Ngoài ra, chính quan điểm phụ nữ là phái yếu, còn đàn ông là phái mạnh nên việc đàn ông bị bạo lực có vẻ thiếu hợp lý, ít được quan tâm hơn.

Từ đó, chính những người bị bạo lực cũng xem nhẹ việc bản thân mình bị "ăn hiếp" theo tâm lý đám đông. Một lý do đáng nói nữa là hầu hết đàn ông bị bạo lực ngại chia sẻ, thấy bất tiện, không thoải mái để bàn luận, thậm chí nghĩ rằng không cần phải lên tiếng vì rất nhiều lý do như danh dự, sĩ diện, không ít người chỉ xem là chuyện nhỏ, bản thân chịu đựng được...

Đó cũng là hoàn cảnh thực tế của anh Thời. Giận vợ đến nỗi muốn ly hôn, muốn làm to chuyện lên với họ hàng hai bên, song anh Thời thương con cái, sợ gia đình ly tán nên vẫn cố nhẫn nhịn. Anh cũng vì muốn giữ lại sĩ diện, danh dự của một gia đình được xem là êm ấm, kinh tế khá giả trong mắt nhiều người.

Báo cáo của Chính phủ năm 2023 cho biết có hơn 3.240 vụ bạo lực gia đình. Có 3.193 nạn nhân của bạo lực gia đình, gồm 2.628 nữ và 565 nam. Đặc biệt, nạn nhân là nam giới tăng 5,43% so với năm 2022 (481 vụ).

Để giảm thiểu tình trạng bạo hành trong gia đình, theo ThS Minh Huân, vợ chồng cần nắm rõ các dạng bạo lực và hậu quả có thể xảy ra. Có thể loại bỏ các yếu tố châm ngòi/tác nhân gây ra bạo lực, để phòng tránh và hạn chế sự tái diễn.

Nam giới bị bạo lực gia đình ngày càng tăng, có người nhập viện vì bị vợ chém

Một chị cán bộ phụ nữ ở miền Tây cho biết mình từng gặp những vụ chồng bị vợ bạo hành nhưng rất khó để tiếp cận được để giải quyết tận ngọn nguồn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar