29/06/2023 15:10 GMT+7

Cực đại năng lượng Mặt trời tấn công Trái đất mạnh hơn, sớm hơn?

Các chuyên gia cảnh báo Mặt trời có khả năng đạt đỉnh hoạt động vào cuối năm 2023, sớm hơn dự đoán trước đây là 2025.

Cực đại năng lượng Mặt trời tấn công Trái đất mạnh hơn, sớm hơn? - Ảnh 1.

Hình ảnh cho thấy Mặt trời thay đổi như thế nào giữa cực đại (bên trái) và cực tiểu (bên phải) - Ảnh: NASA/Đài quan sát Động lực học Mặt trời

Nhìn từ xa Mặt trời có vẻ ổn định. Nhưng thực tế nó đang trong trạng thái thay đổi liên tục.

Mặt trời biến đổi theo thời gian, từ một biển lửa đồng nhất thành một mớ hỗn độn plasma bị biến dạng và quay trở lại theo một chu kỳ tuần hoàn.

Chu kỳ Mặt trời 25 đầy biến động

Cứ khoảng 11 năm một lần, từ trường của Mặt trời rối lên như một quả bóng gồm các sợi dây cao su quấn chặt đến khi cuối cùng nó bung ra và lật ngược hoàn toàn - biến cực bắc thành cực nam và ngược lại ở chu kỳ sau.

Để dẫn đến sự đảo ngược khổng lồ này, Mặt trời tăng cường hoạt động: Phun ra các đốm plasma rực lửa, phát triển các vết đen có kích thước bằng Trái đất và phát ra các luồng bức xạ mạnh.

Khoảng thời gian hoạt động gia tăng này, được gọi là cực đại năng lượng Mặt trời, cũng là khoảng thời gian nguy hiểm tiềm ẩn đối với Trái đất.

Các cơn bão Mặt trời bắn phá có thể làm gián đoạn liên lạc, phá hủy cơ sở hạ tầng điện, gây hại cho một số sinh vật sống (bao gồm cả phi hành gia) và khiến các vệ tinh lao thẳng về phía Tráí đất.

Ban đầu các nhà khoa học dự đoán chu kỳ Mặt trời hiện tại - chu kỳ Mặt trời 25 - sẽ đạt cực đại vào năm 2025.

Nhưng sự xuất hiện dồn dập các vết đen, bão Mặt trời và hiện tượng Mặt trời hiếm gặp cho thấy cực đại của Mặt trời có thể đến sớm nhất vào cuối năm nay, 2023.

Vì sao Mặt trời thay đổi?

Tất cả bắt nguồn từ "từ trường của Mặt trời", ông Alex James, nhà vật lý năng lượng Mặt trời tại Đại học College London ở Anh, nói với trang Live Science. Ông cho biết từ trường Mặt trời đang dần trở nên rối rắm, với một số vùng trở nên bị từ hóa nhiều hơn những vùng khác.

Kết quả là từ trường của Mặt trời dần dần yếu đi và hoạt động của nó bắt đầu tăng lên: Plasma bốc lên từ bề mặt của Mặt trời và tạo thành những chiếc móng ngựa bị từ hóa khổng lồ, được gọi là các vành nhật hoa, bao phủ bầu khí quyển phía dưới của Mặt trời.

Những dải băng rực lửa này sau đó có thể đứt ra khi từ trường của Mặt trời sắp xếp lại, giải phóng những tia sáng và bức xạ sáng chói, được gọi là các vết lóa Mặt trời (pháo sáng)

Đôi khi pháo sáng cũng mang theo những đám mây khổng lồ, bị từ hóa gồm các hạt chuyển động nhanh, được gọi là sự phun trào khối vành nhật hoa (CME).

Một vài năm sau khi đạt cực đại, từ trường của Mặt trời "khựng" lại và sau đó đảo ngược hoàn toàn. Điều này mở ra sự kết thúc của chu kỳ và bắt đầu một chu kỳ mới của Mặt trời.

Để xác định chúng ta đang ở đâu trong chu kỳ Mặt trời, các nhà nghiên cứu theo dõi các vết đen - các mảng tròn tối hơn, mát hơn trên bề mặt Mặt trời - nơi các vòng nhật hoa hình thành.

Ông James cho biết: “Các vết đen xuất hiện khi từ trường mạnh xuyên qua bề mặt của Mặt trời. Bằng cách nhìn vào những vết đen đó, chúng ta có thể biết được từ trường của Mặt trời mạnh và phức tạp như thế nào tại thời điểm đó".

Một vết đen Mặt trời hướng về Thái Bình Dương phát ra pháo sáng 10 triệu độ C

TTO ‐ Các nhà khoa học đã quan sát thấy một vết đen Mặt trời AR3098 lớn gấp 4 lần Trái đất, sau đó bắn pháo sáng ước tính lên tới 10 triệu độ C xuống khu vực Thái Bình Dương vào đầu tuần này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar