10/04/2019 20:40 GMT+7

Cứ hai người Ấn Độ thì một người đọc tin vịt

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Trước kỳ bầu cử sắp tới của Ấn Độ, tin vịt tràn lan khắp các trang mạng xã hội như Facebook và WhatsApp.

Cứ hai người Ấn Độ thì một người đọc tin vịt - Ảnh 1.

Logo của Boom, một đối tác chống tin giả liên kết với Facebook tại Ấn Độ - Ảnh: REUTERS

Tần suất xuất hiện của chúng đang ngày càng tăng lên khi một nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ hai người Ấn lại có một người đọc trong một tháng trở lại đây.

Vòng xoay tin giả trên các nền tảng số đang là vấn đề gây nhức nhối cho Ấn Độ. Chính phủ nước này đã cảnh báo các công ty, rằng sẽ không dung tha đối với bất cứ nền tảng mạng nào cố tình tạo ảnh hưởng tới cuộc bầu cử.

Theo Economic Times, các hãng lớn như Facebook hay Google đều đang thực hiện các nỗ lực nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho cuộc bầu cử sắp tới tại Ấn Độ.

Theo đó, những đại gia công nghệ này phải tăng cường đội ngũ kiểm duyệt tin tức và minh bạch hóa các quảng cáo chính trị. Ngoài ra, họ còn dùng đến nhiều loại công cụ khác nhau để dọn dẹp các nội dung bị cảnh báo là tin giả, .

Hơn 53% người tham gia một nghiên cứu mới cho biết họ nhận được rất nhiều tin giả từ nhiều trang mạng xã hội khác nhau "vì đợt bầu cử sắp tới". Nghiên cứu này được thực hiện bởi tổ chức Social Media Matters và Viện Quản lí, Chính sách và Chính trị (IGPP).

Trong số các trang mạng, nghiên cứu cho thấy "Facebook và WhatsApp là hai nền tảng bị lợi dụng lan truyền tin giả rất nhiều".

Trong khi Facebook từ chối lên tiếng, WhatsApp cho biết họ đang tiến hành việc giải quyết tin giả trước kỳ bầu cử 2019 của Ấn Độ.

Một điều thú vị khác là khoảng 41% người tham gia nghiên cứu của IGPP nói họ thường kiểm tra lại thông tin bằng cách tra cứu trên Google, Facebook và Twitter.

Các cuộc bỏ phiếu tại Ấn Độ sẽ bắt đầu từ ngày 11-4 cho đến hết ngày 19-4. Việc kiểm phiếu sẽ diễn ra trong ngày 23-5.

Gần 900 triệu cử tri Ấn Độ sẽ đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử này. Nghiên cứu trên cũng lưu ý rằng với khoảng một nửa số cử tri tiếp cận được internet, tin giả có thể tạo ra ảnh hưởng lớn tới kết quả bầu cử.

TTO - Một đội “những người triệt phá tin tức lừa đảo” đang cố gắng ngăn chặn tin giả trước cuộc bầu cử Indonesia, nơi có 130 triệu người dùng internet thường xuyên.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xôn xao thông tin Ấn Độ công nhận phân và nước tiểu bò là thực phẩm

Mạng xã hội xôn xao vì bài đăng dẫn thông cáo cho rằng Chính phủ Ấn Độ cho phép dùng phân và nước tiểu bò làm thực phẩm.

Xôn xao thông tin Ấn Độ công nhận phân và nước tiểu bò là thực phẩm

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Xác minh tin đồn giải mật tài liệu vụ ông Putin thao túng FBI điều tra ông Trump

Gần đây mạng xã hội lan truyền cáo buộc ông Putin và bà Clinton hợp tác thao túng cựu giám đốc FBI để hạ uy tín ông Trump.

Xác minh tin đồn giải mật tài liệu vụ ông Putin thao túng FBI điều tra ông Trump

Dù là mô phỏng, video sập cầu kính vẫn thu hút hơn 249 triệu lượt xem

Video mô phỏng cảnh cầu kính sụp đổ khi có nhiều người đang đứng trên đó đang thu hút sự chú ý lớn trên mạng vì gây ấn tượng quá sốc.

Dù là mô phỏng, video sập cầu kính vẫn thu hút hơn 249 triệu lượt xem

Có thực Thủ tướng Israel dọa sẽ tấn công Pakistan ngay sau Iran?

Sau cuộc xung đột với Iran từ giữa tháng 6, trên mạng xuất hiện một đoạn video phỏng vấn trong đó thủ tướng Israel đe dọa sẽ tước bỏ vũ khí hạt nhân của Pakistan.

Có thực Thủ tướng Israel dọa sẽ tấn công Pakistan ngay sau Iran?

Ông Duterte chỉ còn 'da bọc xương' trong bệnh viện?

Mạng xã hội lan truyền ảnh cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nằm trên giường bệnh, trông ốm yếu và đang truyền dịch.

Ông Duterte chỉ còn 'da bọc xương' trong bệnh viện?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar