09/04/2019 17:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Indonesia lập biệt đội triệt phá tin giả

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Một đội “những người triệt phá tin tức lừa đảo” đang cố gắng ngăn chặn tin giả trước cuộc bầu cử Indonesia, nơi có 130 triệu người dùng Internet thường xuyên.

Indonesia lập biệt đội triệt phá tin giả - Ảnh 1.

Tuyên truyền chống tin giả trong cuộc bầu cử ở Indonesia - Ảnh: AFP

Trong khi rất nhiều nước đau đầu về vấn nạn tin giả tràn ngập trên Internet, giới quan sát lại đặc biệt cho rằng Indonesia thuộc diện dễ bị tác động nhất và nguy cơ này đang hiển hiện trước thềm cuộc bầu cử ngày 17-4 tới đây.

Nguyên nhân nằm ở chỗ Indonesia có tới 130 triệu người - một nửa dân số nước này - đang truy cập mạng xã hội trung bình 3 tiếng mỗi ngày. Đây là con số cao nhất thế giới, theo AFP.

Các nhà phân tích nói 130 triệu người dùng mạng xã hội thường xuyên ấy đang đọc tin tức về 245.000 ứng viên của cuộc bầu cử nêu trên, nhưng đa phần những gì họ đọc là không đúng sự thật. Nói cách khác, trong khi Indonesia có số lượng người mê mạng xã hội đông đảo, cái mà họ tiếp xúc mỗi ngày lại đa phần là tin giả.

Cuộc chiến chống tin giả trực tuyến này đặc biệt diễn ra xung quanh danh tiếng của Tổng thống Indonesia Joko Widodo và đối thủ của ông trong đợt cầu cử này là ông Prabowo Subianto.

AFP cho biết cả hai người đều đang lọt vào tầm ngắm của các tin giả mỗi ngày. Đối tượng phát tán tin giả cũng đa dạng, từ người ủng hộ của hai bên, những kẻ quấy rối, cho tới dân làm tin giả chuyên nghiệp gọi là "buzzer".

Theo nhà phân tích tại Trung tâm nghiên cứu Para Syndicate, ông Ari Nurcahyo, thì tin giả vốn dĩ đã xuất hiện nhiều từ cuộc bầu cử năm 2014.

Indonesia có dân số 260 triệu người. Và dù là cộng đồng Hồi giáo lớn nhất thế giới, nước này vẫn có nhiều nhóm thiểu số theo đạo Hindu, đạo Cơ Đốc và đạo Phật.

Có tiếng là quốc gia ôn hòa trong vấn đề tôn giáo, Indonesia bắt đầu gặp thử thách trong vài năm gần đây khi yếu tố bạo lực ngày càng bị tuyên truyền rộng rãi.

"Cái khiến tôi lo là những tin tức lừa đảo trộn lẫn với các nội dung kích động thù hằn, vì nó thường sử dụng thông tin sai lệch để truyền bá sự thù ghét về sắc tộc, tôn giáo", người phát ngôn Bộ Thông tin và truyền thông Indonesia - Ferdinandus Setu - nói.

Ở Indonesia, Tổng thống Widodo hiện dẫn trước ông Subianto trong các cuộc thăm dò trước bầu cử. Tuy nhiên,ông Widodo đã cảnh báo về những thông tin sai lệch đang chống lại mình tại West Java, nơi có cộng đồng đạo Hồi lớn nhất đất nước.

Những người chống đối ông Widodo đưa tin trên mạng rằng ông này đang bán nước cho Trung Quốc và lợi ích của các quốc gia khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó trưởng công an phường ở Quảng Ngãi có 'giấu xe' của người dân hơn 6 tháng?

Thông tin thiếu tá Võ Thành Phương, phó trưởng Công an phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi, giấu xe gần 6 tháng gây xôn xao.

Phó trưởng công an phường ở Quảng Ngãi có 'giấu xe' của người dân hơn 6 tháng?

Dùng AI không kiểm chứng, một báo lớn ở Chicago giới thiệu cả những cuốn sách không tồn tại

Báo Chicago Sun-Times, một trong những tờ báo lớn tại Mỹ, bị chỉ trích vì đăng danh sách sách mùa hè có nhiều tựa sách không tồn tại.

Dùng AI không kiểm chứng, một báo lớn ở Chicago giới thiệu cả những cuốn sách không tồn tại

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Một số người dùng Facebook chia sẻ ảnh cũ của ông Duterte khiến nhiều người lầm tưởng cựu tổng thống Philippines đã thực sự trở về nước.

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

Theo Hãng tin AFP, đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông Trump tuyên bố "tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ" thực chất là tin giả.

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar