06/04/2019 09:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đông Nam Á dựng tường chống tin giả

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Người dân một số nước Đông Nam Á rất chuộng mạng xã hội, nhưng đôi lúc trở thành nạn nhân của tin giả, tin vịt. Một bức tường ngăn chặn 'đại dịch' tin giả đang được dựng lên giữa nhiều tranh cãi.

Đông Nam Á dựng tường chống tin giả - Ảnh 1.

Luật chống tin giả của Singapore sẽ có ảnh hưởng sâu rộng tới Facebook và các mạng xã hội nếu được thông qua - Ảnh: REUTERS

Vấn nạn đang là căn bệnh đáng lo ngại tại nhiều quốc gia . Câu chuyện "cũ mà mới" này bỗng trở thành đề tài bàn luận sôi nổi khi hôm 1-4, Chính phủ Singapore trình lên quốc hội nước này một dự thảo với nhiều nội dung khó có thể ngó lơ: "Dự luật bảo vệ trước tin giả và thao túng trên mạng".

Dự luật bao gồm hình phạt nghiêm khắc đến 10 năm tù cho người tung tin giả.

"Nếu chúng ta không tự bảo vệ chính mình, những lực lượng thù địch sẽ dễ dàng kích động các nhóm người khác nhau chống lại nhau và khiến xã hội rối loạn.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long


"Trảm" mạnh tay

Singapore được mệnh danh là đảo quốc xinh đẹp và sạch sẽ nhất thế giới, nhưng quốc gia Đông Nam Á này chưa "sạch" hoàn toàn bởi "virút" tin giả vẫn tràn lan mọi ngõ ngách.

Khoảng 60% người Singapore truy cập tin tức thông qua Facebook, 53% thông qua các mạng xã hội khác và 52% thông qua các trang tin tức. Tuy nhiên, hơn 70% người dân Singapore tuyên bố thường gặp tin giả trên mạng, theo Đài Channel News Asia.

Giữa vòng xoáy tin giả, nếu được thông qua, luật mới sẽ trao cho chính phủ đảo quốc sư tử quyền "trảm" tin giả mạnh tay hơn. Theo đó, Chính phủ Singapore có thể yêu cầu các nền tảng trực tuyến gỡ xuống những thông tin sai lệch vi phạm quy định và đăng tin cải chính.

Trong số các biện pháp được đề xuất có khoản phạt lên tới 1 triệu đôla Singapore (hơn 17 tỉ đồng) và mức tù tối đa 10 năm đối với các trường hợp lan truyền tin giả nghiêm trọng nhất.

Ông Jeff Paine, giám đốc điều hành tại Liên minh Internet châu Á (AIC), nhận định nếu được thông qua, đây sẽ là luật chống tin giả có ảnh hưởng sâu rộng nhất thế giới cho đến nay.

Tuy nhiên, các gã khổng lồ công nghệ có trụ sở đặt tại Singapore như Facebook và Google không vui lắm với động thái của đảo quốc này.

Ông Simon Milner - phó chủ tịch Facebook phụ trách chính sách công khu vực châu Á - Thái Bình Dương, lo ngại luật mới sẽ "trao quyền lực quá lớn cho nhánh hành pháp của Singapore" và "tự động đưa thông báo của chính phủ tới người dùng".

Cẩn tắc vô ưu

Thuật ngữ "tin giả" trở nên phổ biến sau cuộc bầu cử Mỹ hồi năm 2016, nhưng có thể nói nó đã gây tiếng vang rộng khắp ở châu Á và dễ thấy nhất là diễn biến ở các quốc gia Đông Nam Á.

Theo trang PolitiFact, tin giả là những chất liệu không thật, được nhào nặn công phu để trông giống các báo cáo đáng tin dễ dàng lan truyền tới số đông. Dù tin giả luôn tồn tại, nhưng chính các phương tiện mới như mạng xã hội hay các ứng dụng nhắn tin đã giúp tin giả "bay cao, bay xa" mau chóng.

Không chỉ Singapore với dự luật chống tin giả gây nhiều sự chú ý, nhiều nước trong khu vực cũng đang quyết liệt với cuộc chiến chống tin giả. Câu chuyện cũ này vẫn đang cần những giải pháp mới.

Tại Indonesia, tin giả, những phát ngôn thù hằn hay những lời tuyên truyền sai lệch lan tràn tới mức chính quyền Tổng thống Joko Widodo phải tổ chức các cuộc họp hằng tuần để vạch trần và thảo luận biện pháp xử lý các thông tin này, theo Đài ABC.

Cảnh sát nước này đã bắt giữ nhiều trường hợp lan truyền thông tin sai trái sau khi các nhóm Hồi giáo cực đoan tìm cách khoét sâu căng thẳng sắc tộc. Với dân số 265 triệu người, Indonesia nằm trong số những nước có người dùng mạng xã hội nhiều nhất thế giới. Việc ngăn chặn tin giả đang được đẩy mạnh tại xứ sở vạn đảo khi cuộc tổng tuyển cử đang cận kề.

Campuchia cũng thông qua các quy định chống tin giả của nước này. Theo đó, bất kỳ ai đăng tải các thông tin sai lệch lên mạng xã hội hay các trang web có thể bị phạt 2 năm tù cùng số tiền 1.000 USD, theo báo SCMP.

90% Cuối tháng 9-2018, hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu Ipsos công bố kết quả một cuộc khảo sát cho thấy cứ 5 người Singapore có tới 4 người trả lời họ tự tin mình có thể phát hiện đâu là tin giả. Ấy vậy mà, khi làm bài kiểm tra xác định tin giả, có tới 90% số người trả lời sai.

TTO - Dự luật chống tin giả Singapore đang cân nhắc trao quyền tuyệt đối cho chính phủ nước này kiểm soát mọi thông tin trên mạng xã hội và trừng phạt nặng các cá nhân, tổ chức vi phạm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xôn xao về phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha gọi Israel là 'nhà nước diệt chủng'

Phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez khiến dư luận xôn xao khi ông bị cáo buộc đã gọi Israel là “nhà nước diệt chủng”.

Xôn xao về phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha gọi Israel là 'nhà nước diệt chủng'

Video clip vợ phó tổng thống Mỹ từ khen chồng bị sửa thành 'hối hận khi lấy chồng'

Một video đang lan truyền trên mạng với nội dung cho rằng bà Usha Vance - vợ Phó tổng thống Mỹ JD Vance - nói hối hận vì đã kết hôn với ông.

Video clip vợ phó tổng thống Mỹ từ khen chồng bị sửa thành 'hối hận khi lấy chồng'

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Con số "86 47" được xếp bằng vỏ sò trong bức ảnh do cựu giám đốc FBI James Comey đăng tải đang gây tranh cãi. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là lời đe dọa nhắm vào Tổng thống Trump? Con số này thực sự mang ý nghĩa gì?

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Ông Obama đáp trả tin đồn ly hôn bằng những lời ngọt ngào gửi vợ

Dù đã nhiều lần bác bỏ, tin đồn vợ chồng cựu tổng thống Mỹ Barack Obama ly hôn vẫn lan rộng. Trong khi đó, các trang kiểm chứng khẳng định không có bằng chứng hay hồ sơ pháp lý nào về việc ly hôn này.

Ông Obama đáp trả tin đồn ly hôn bằng những lời ngọt ngào gửi vợ

Ông Trump bị ghép ảnh ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống

Một số nhóm ủng hộ các chính trị gia thuộc đảng bảo thủ Hàn Quốc đã lan truyền hình ảnh cho thấy ông Trump ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống, dù ông Han đã tuyên bố rút lui từ ngày 11-5.

Ông Trump bị ghép ảnh ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống

Dược sĩ Tiến nói không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả

Một số tin tức nổi bật: Dược sĩ Tiến đính chính không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả; Kaity Nguyễn được giới thiệu là nữ diễn viên hàng đầu Việt Nam; Câu hát 'Gần mực thì đen, gần thiên nhiên thì thư giãn' gây sốt mạng xã hội...

Dược sĩ Tiến nói không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar