07/05/2025 13:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Công nghệ giáo dục: bứt phá, vượt sóng

Lĩnh vực công nghệ giáo dục (edtech) tại Việt Nam đã phát triển qua hơn hai thập niên với gần 900 sản phẩm đang có trên thị trường.

công nghệ giáo dục - Ảnh 1.

Học sinh học IELTS qua nền tảng trực tuyến - Ảnh: VUI HỌC

Sau thời gian "được marketing 0 đồng" trong đại dịch, các doanh nghiệp trong ngành công nghệ giáo dục đang nỗ lực tạo ra lợi nhuận từ mô hình kinh doanh hiện có.

Theo Báo cáo thị trường edtech Việt Nam 2024, dù một số doanh nghiệp lớn trong ngành có doanh thu từ 10 đến 30 triệu USD mỗi năm nhưng nhìn chung toàn ngành còn gặp nhiều thách thức.

Chúng tôi cố gắng đặt học viên làm trung tâm, mọi học viên chỉ được tốt nghiệp sau khi thực hiện bài thuyết trình trực tiếp trước chuyên gia trong ngành. Nếu chưa đạt yêu cầu, họ sẽ được hỗ trợ và trình bày lại. Chúng tôi tin rằng chất lượng là yếu tố không thể thỏa hiệp.

Ông CHARLES LEE (CEO CoderSchool)

Thay đổi diện mạo giáo dục

Hà Viết Tỉnh, chàng trai sinh năm 1998, từng nghĩ giấc mơ vào đại học quốc tế là điều quá xa vời. Sau khi tốt nghiệp THPT, Tỉnh không tiếp tục học mà đi làm ngay để phụ giúp gia đình thuộc diện hộ nghèo.

Không có điều kiện học tiếng Anh một cách bài bản, Tỉnh tự mày mò qua các video YouTube, học phát âm từng chút một. Mỗi tối tan làm, cậu lại ra hồ Hoàn Kiếm can đảm bắt chuyện với du khách nước ngoài để luyện nói. Kiên trì vượt khó, năm 2020 Tỉnh giành được học bổng "Chắp cánh ước mơ" của Đại học RMIT - bước ngoặt thay đổi cuộc đời.

Câu chuyện của Tỉnh là minh chứng cho sức mạnh của edtech, công nghệ giáo dục đang góp phần thay đổi diện mạo giáo dục Việt Nam. Hệ sinh thái này hiện có khoảng 750 doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào hai phân khúc: học ngoại ngữ và ôn luyện thi cho học sinh K12 (từ lớp 1 đến lớp 12). Một số tên tuổi nổi bật gồm Elsa, Duolingo, Kyna (ngoại ngữ) hay Marathon, Tuyển sinh 247, Học Mãi (K12).

Ông Charles Lee, CEO CoderSchool, nhận định ngành edtech Việt Nam đang phát triển mạnh nhờ sự quan tâm của thế hệ trí thức trẻ. "Được tham gia vào một hệ sinh thái cực kỳ coi trọng giáo dục là một trải nghiệm đầy cảm hứng. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhưng chính điều đó lại là động lực giúp tất cả cùng tiến bộ", ông Charles nói với Tuổi Trẻ.

Thành lập năm 2015 với các khóa học lập trình iPhone, lúc chưa có trường đại học nào tại Việt Nam giảng dạy kỹ năng này, CoderSchool hiện phát triển nền tảng Youni - cung cấp các khóa học thực tiễn do chuyên gia trong ngành giảng dạy, bao gồm quản lý sản phẩm, thiết kế UI/UX, lãnh đạo, thuyết trình và nhiều kỹ năng mềm khác.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trí Hiển - CEO Công ty cổ phần công nghệ giáo dục Thiên Hà Xanh - nhận định thị trường có khoảng 800 sản phẩm nhưng phần lớn chỉ tập trung vào hai phân khúc quen thuộc và nội dung tương tự nhau khiến hiệu quả về lợi nhuận chưa đạt kỳ vọng.

Chuyển hướng sang B2B, tích hợp ngoại tuyến

BrightCHAMPS (Ấn Độ) gia nhập thị trường Việt Nam và thâu tóm Schola - doanh nghiệp do bà Trần Lê Thanh Như là đồng sáng lập. Hiện công ty cung cấp các chương trình phát triển kỹ năng cho trẻ em như thuyết trình và giao tiếp, lập trình & trí tuệ nhân tạo (AI), kiến thức tài chính và sắp tới là toán học. Các chương trình được triển khai theo mô hình kết hợp giữa học trực tuyến và trực tiếp tại trung tâm. Đơn vị này đã có năm trung tâm tại TP.HCM và đặt mục tiêu mở rộng lên hơn 30 trung tâm trong vòng 1-2 năm tới.

Trước bài toán lợi nhuận từ mô hình B2C, nhiều doanh nghiệp edtech tại Việt Nam đang chuyển hướng sang mô hình B2B - hợp tác với các đối tác, đơn vị giáo dục truyền thống để mở rộng nguồn thu, theo VinVentures. Chẳng hạn Vuihoc đầu tư vào The IELTS Workshop, còn Equest mua cổ phần chi phối tại KNE, đơn vị vận hành các trường quốc tế và song ngữ tại TP.HCM, nhằm tăng cường dịch vụ giáo dục ngoại tuyến.

Trong khi đó, CoderSchool đã mở rộng mô hình từ B2C (học viên đóng học phí trực tiếp) sang B2B2C (hợp tác cùng giảng viên và chia sẻ doanh thu từ các khóa học họ tạo ra).

Bên cạnh đó, làn sóng ứng dụng AI được kỳ vọng sẽ giúp các nguồn lực, cả dòng vốn đầu tư quay trở lại thị trường. Theo VinVentures, đến cuối năm 2024, khoảng 60% sản phẩm edtech tại Việt Nam đã tích hợp AI, chủ yếu trong lĩnh vực học ngôn ngữ.

CoderSchool hiện tổ chức hàng ngàn buổi học 1:1 mỗi tháng qua Zoom và được ghi hình để học viên xem lại. Trước đây việc điều phối các buổi học này tiêu tốn rất nhiều thời gian, nhưng hiện nay quy trình đã được tự động hóa gần như hoàn toàn thông qua nền tảng online với sự hỗ trợ của AI.

Ngoài ra, nền tảng này hoạt động chủ yếu qua ứng dụng trò chuyện Discord được thế hệ trẻ ưa chuộng. Theo đó, một chatbot tích hợp AI sẽ điều phối, ghi nhận và thậm chí tóm tắt nội dung buổi học cho học viên. CEO CoderSchool kỳ vọng đây là một bước tiến lớn giúp cải thiện trải nghiệm học tập và kết quả đầu ra của chương trình.

Hóa giải thách thức

■ Ông Trần Mạnh Trúc (trưởng phòng đầu tư Do Ventures):

Để hút vốn và sinh lợi, các công ty nhỏ nên nhắm vào thị trường ngách ít cạnh tranh. Sản phẩm cần điểm khác biệt nổi bật, như cá nhân hóa qua AI và chứng minh tính bền vững bằng dữ liệu tăng trưởng, gắn bó của người dùng. Trong khi mảng B2B trường học có thể bị các "ông lớn" chi phối, B2C vẫn là cơ hội rộng mở để khai thác.

■ Bà Trần Lê Thanh Như (giám đốc quốc gia BrightCHAMPS tại Việt Nam):

Việt Nam là một thị trường rất nhạy cảm về giá. Nhiều công ty edtech gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa khả năng chi trả và chất lượng, thường dẫn đến các cuộc chiến giá cả không bền vững.

■ Bà Hoàng Thị Kim Dung (giám đốc quốc gia tại Genesia Ventures Việt Nam):

Điểm yếu thường thấy ở mô hình edtech thuần online là khả năng giữ chân học viên bằng trải nghiệm học được thiết kế vượt trội có tính gắn kết cao, tập trung đi lên từ chất lượng học tập, từ đó tiếp tục học lên các khóa học khác. Nếu các công ty có thể giải được thách thức này hiệu quả, họ có thể gia tăng được lợi nhuận thu về trên mỗi khách hàng trong vòng đời sản phẩm.

Sáng tạo trong giáo dục: Chìa khóa thành công của kỷ nguyên công nghệ

Trong thời đại 4.0, khi công nghệ không ngừng phát triển và len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống, giáo dục cũng không nằm ngoài xu thế mà liên tục chuyển mình mạnh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đảng ủy trường đề nghị hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch kiểm điểm

Đảng ủy Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thống nhất thu hồi quyết định của hiệu trưởng nhà trường về thành lập tổ kiểm tra hoạt động của hội đồng khoa học và đào tạo, liên quan đề xuất thành lập hội đồng giáo sư cơ sở năm 2025.

Đảng ủy trường đề nghị hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch kiểm điểm

4 trường hợp được ưu tiên tuyển sinh đầu cấp trái tuyến ở Tân Bình, TP.HCM

Tối 9-5, UBND quận Tân Bình, TP.HCM đã công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

4 trường hợp được ưu tiên tuyển sinh đầu cấp trái tuyến ở Tân Bình, TP.HCM

Nữ sinh Đại học Kinh tế quốc dân tốt nghiệp sớm với 4.0 GPA

Trong hai đợt tốt nghiệp sớm, Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội) có ba sinh viên đạt điểm tuyệt đối 4.0.

Nữ sinh Đại học Kinh tế quốc dân tốt nghiệp sớm với 4.0 GPA

Trường đại học Khoa học tự nhiên có tân hiệu trưởng và tân chủ tịch hội đồng trường

Trước khi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.TS Lê Thanh Sơn giữ chức phó hiệu trưởng và phó chủ tịch hội đồng trường.

Trường đại học Khoa học tự nhiên có tân hiệu trưởng và tân chủ tịch hội đồng trường

Khi phần thưởng học sinh là những trải nghiệm

541 học sinh từ mầm non đến THCS ở Phú Nhuận, TP.HCM đã có buổi trải nghiệm thú vị với những hoạt động có liên quan đến lịch sử. Đây là một trong những phần thưởng của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phú Nhuận dành cho các em.

Khi phần thưởng học sinh là những trải nghiệm

Kiểm tra vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk lập đoàn kiểm tra việc trường có nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Kiểm tra vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar