21/05/2025 19:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Pakistan - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình bài đăng sai sự thật về việc xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ vào ngày 20-5 - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP, giữa lúc căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan vào tháng 5-2025, mạng xã hội xôn xao khi xuất hiện hình ảnh chiếc xe tải Pakistan chở theo phần thân vỡ của một máy bay được cho là của không quân Ấn Độ.

Bức ảnh lan truyền kèm theo chú thích bằng tiếng Indonesia: “Thợ máy Pakistan thật may mắn. Ấn Độ nên lo lắng. Trừ khi chiếc máy bay này bị thiên thạch phá hủy hoàn toàn, còn không thì thợ máy Pakistan vẫn có thể sửa được”.

Tuy nhiên sau khi xác minh, các chuyên gia cho biết hình ảnh này thực chất được tạo ra bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), không phải hình ảnh thật.

Trước đó, cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan bắt nguồn từ vụ tấn công ngày 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát khiến 26 người thiệt mạng. New Delhi đã cáo buộc Islamabad đứng sau vụ việc, nhưng Pakistan lập tức phủ nhận.

Những ngày sau đó, hai bên liên tục mở các chiến dịch tấn công lẫn nhau.

Đặc biệt, quân đội Pakistan tuyên bố đã bắn rơi 5 máy bay chiến đấu Ấn Độ, trong đó có 3 chiếc Rafale do Pháp sản xuất.

Tuy nhiên, Hãng tin Reuters ngày 15-5 đã khẳng định đoạn video Pakistan bắn rơi máy bay chiến đấu của Ấn Độ thật ra là một video clip được cắt từ trò chơi điện tử mang tên Arma 3.

Hình ảnh xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thông tin gây sốt tiếp theo được chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng xã hội ngay sau khi hai nước Ấn Độ và Pakistan đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 10-5.

Để kiểm chứng, AFP đã sử dụng công cụ tìm kiếm "About this image" của Google và phát hiện hình ảnh xe tải chở xác máy bay là do AI tạo ra nhờ vào SynthID - công cụ nhận diện hình ảnh do DeepMind phát triển năm 2023.

Pakistan - Ảnh 2.

Tính năng "About this image" của Google cho thấy bức ảnh được tạo bằng AI - Ảnh: AFP

Theo AFP, bức ảnh được một người dùng chuyên cung cấp các khóa học trả phí về cách tạo video bằng AI đăng lên Instagram ngày 9-5.

Trong phần bình luận, người này khẳng định: “Tôi tạo video này bằng AI trên điện thoại - không dùng máy quay, không cần laptop chỉnh sửa”.

Ngoài ra, một chi tiết cho thấy đây là ảnh giả mạo là biển số xe tải trong video bị méo mó, không khớp với định dạng biển số chính thức hiện hành tại Pakistan.

Khi đoạn clip trong video game biến thành cảnh máy bay Ấn Độ bị bắn rơi

Đoạn video từ trò chơi lan truyền với thông tin sai lệch, khiến nhiều người lầm tưởng là cảnh thực tế trong xung đột gần đây giữa Ấn Độ và Pakistan.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

Theo Hãng tin AFP, đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông Trump tuyên bố "tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ" thực chất là tin giả.

Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập và đăng nhập thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thông tin thẻ tín dụng tại bất kỳ đường link theo yêu cầu qua điện thoại, tin nhắn hoặc email không rõ nguồn gốc.

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Đoạn video gây sốt trên mạng xã hội được cho là ghi lại cảnh Trung Quốc đã phá vòng phong tỏa của Israel để thả hàng cứu trợ Dải Gaza thực chất là thông tin sai sự thật.

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar