28/11/2016 15:32 GMT+7

Con tôi học giảm sút vì có bạn gái, làm sao đây?

H.HG (ghi lại từ lời kể của chị H.T.T.N, phụ huynh có con đang học lớp 12 tại TP.HCM).
H.HG (ghi lại từ lời kể của chị H.T.T.N, phụ huynh có con đang học lớp 12 tại TP.HCM).

TTO - Con trai tôi đang học lớp 12 ở một trường THPT cũng có tiếng của TPHCM. Cháu có bạn gái từ giữa năm lớp 11. Bạn gái cháu học cùng trường.

Hàng ngày, cứ buổi sáng cô bé tới nhà tôi rồi 2 đứa cùng đến trường. Buổi chiều và buổi tối đi học thêm cũng y chang như vậy. Cô bé chăm sóc con trai tôi như một “người vợ”: từ việc mua sắm đồ dùng cá nhân đến quần áo; giày dép, rồi cả việc tư vấn kiểu tóc, kiểu ăn mặc…

Lúc đầu, vợ chồng tôi không định ngăn cản mối quan hệ này. Tôi còn tìm cách tiếp cận, nói chuyện thân thiết với cô bé để cả hai cùng hỗ trợ nhau trong học tập. Nhưng sự việc không đơn giản như tôi nghĩ.

Từ khi có bạn gái, việc học hành của con trai tôi giảm sút hẳn. Cuối năm lớp 11, cháu không đạt được danh hiệu học sinh tiên tiến như mọi năm. Sang năm lớp 12 lại còn bết bát hơn. Thầy chủ nhiệm liên tục nhắn tin, gọi điện cho tôi vì những chểnh mảng của con trong học tập.

Trường của cháu học 2 buổi/ngày nhưng không có bán trú. Thế là con tôi xin buổi trưa ở lại trường để có thời gian đi trung tâm thương mại, xem phim… với bạn gái (mới đây tôi mới biết chuyện này).

Ngay cả ở lớp học thêm (hai đứa cùng dự định thi vào Trường ĐH Kinh tế nên chọn thầy cô học thêm giống nhau), cô giáo dạy Toán cũng đề nghị gặp tôi để nói chuyện.

Cô bảo trong lớp học thêm 2 đứa ngồi cạnh nhau cứ rù rì, rù rì chứ ít chú ý bài giảng. Cô đã tìm cách tách 2 đứa ngồi riêng bằng cách cho làm bài khảo sát rồi phân chia chỗ ngồi theo tổ. Nhưng được vài bữa, 2 đứa lại kiếm cớ xuống ngồi chung ở hàng cuối cùng.

Ngay cả cuối tuần, con cũng không tham gia những hoạt động của  gia đình như: đi ăn chung, về thăm ông bà ngoại,... Thậm chí, nhà có đám giỗ nhưng cháu chỉ tham gia chút ít rồi lấy cớ đi học, tham gia câu lạc bộ ở trường,…

Tôi yêu cầu ông xã phải đưa đón con đi học, buổi trưa chở con về nhà ăn cơm, nghỉ ngơi để chiều đi học tiếp (với mục đích cắt đứt “cái đuôi” kia). Con tôi phản ứng kịch liệt.

Cháu bảo không muốn trở thành gà công nghiệp, và muốn tự chạy xe máy đi học như trước.

Tôi kiên quyết cắt tiền ăn trưa để con phải về nhà. Tôi cũng thẳng thắn nói chuyện với con rằng năm nay là năm cuối, phải chuẩn bị để thi đại học, cần tập trung vào việc học hành hơn là yêu đương.

Thế là từ đó, cháu rút vào cái vỏ ốc của riêng mình, về nhà là vào phòng riêng rồi chốt cửa lại. Bố mẹ hỏi gì cũng chỉ trả lời nhát gừng. Càng ngày cháu càng xa cách bố mẹ.

Tôi nhờ đứa cháu gái họ (bằng tuổi con tôi nhưng học trường khác, có kết bạn trên Facebook với con tôi) để xem Facebook của con thì thấy rất nhiều hình của 2 đứa chụp chung, mà chụp một cách thân mật ở nhiều khu vui chơi. Thậm chí có nhiều cảnh rất tình tứ. Tôi lo quá mà không biết làm sao…

Bạn có ý kiến gì về câu chuyện của chị H.T.T.N? Bạn có những kinh nghiệm, câu chuyện hay nào liên quan đến xử lý tình huống này? Mời bạn chia sẻ ở ô BÌNH LUẬN dưới bài viết.
H.HG (ghi lại từ lời kể của chị H.T.T.N, phụ huynh có con đang học lớp 12 tại TP.HCM).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

Học sinh Việt đạt điểm tuyệt đối SAT 1600/1600

Chứng chỉ quốc tế SAT ngày càng được nhiều phụ huynh và học sinh Việt Nam cân nhắc để săn học bổng hoặc xét tuyển đại học trong nước.

Học sinh Việt đạt điểm tuyệt đối SAT 1600/1600

Tập huấn AI cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Đại học RMIT Việt Nam khởi động chương trình đào tạo trực tuyến về trí tuệ nhân tạo (AI) cho các nhà giáo Việt Nam.

Tập huấn AI cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 10-7, 46 sinh viên năm 2 khoa Marketing - Truyền thông, Trường đại học Hoa Sen đã kết thúc khóa học thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Trước đó 45 sinh viên khác của trường cũng đã hoàn thành khóa học tại báo.

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

TP.HCM dự kiến cấm học sinh dùng điện thoại kể cả trong giờ ra chơi

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu Phòng học sinh, sinh viên nghiên cứu phương án không cho học sinh sử dụng điện thoại, trừ một số trường hợp.

TP.HCM dự kiến cấm học sinh dùng điện thoại kể cả trong giờ ra chơi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar