01/02/2015 10:49 GMT+7

Con mua xe đạp bằng tiền của con

MAI THANH
MAI THANH

TTO - Cuối năm con gái tôi học lớp 5, con gái và bố mẹ đã có cuộc chuyện trò về việc ai sẽ là người trả tiền cho chiếc xe đạp mới.

Đây là xe đạp của con, mua hoàn toàn bằng tiền của con - Ảnh: MAI THANH

Dự kiến trường học năm sau của con cách nhà khoảng 2km. Bố mẹ bận làm, không thể đưa đón con đi học hằng ngày được. “Vậy tính sao đây con?”, tôi hỏi.

Con gái nghĩ một hồi rồi trả lời: “Con đạp xe đi học vậy. Nhưng bố mẹ phải mua xe đạp mới, đẹp cho con nhé”.

"Mua xe đạp cho con thì phải bằng tiền của con mới đúng chứ?". Con gái phụng phịu: “Con không có tiền”.

“Mẹ thấy con có tiền mà, tiền mừng tuổi năm mới, tiền mừng sinh nhật, con tiết kiệm là đủ sức mua xe”… Rồi bố giải thích: "Tiền lương của bố mẹ đều dùng vào các việc như trả tiền nhà, học phí của con và em, tiền ăn của cả nhà, tiền mua vé báy bay tết ra Hà Nội (rất đắt), tiền cho các chuyến du lịch của con nữa...".

Con gái gật gật đầu. Thế là từ đó con có ý thức tiết kiệm hẳn lên. Sinh nhật được ông bà, cô cậu cho tiền, con không tiêu một đồng, cất kỹ vào ví nhét tận đáy tủ.

Đi nhà sách, thay vì chọn một loạt sách như trước đây con đã cân nhắc đặt lên đặt xuống mới quyết định mua vì tiền mua sách từ trước đến nay có 50% là tiền riêng của con. Thấy vậy, mẹ ngỏ ý là có thể tặng con quyển sách đó, con gạt đi, nói là sẽ mượn bạn xem ké cũng được.

Tết đến, mẹ định mua quần áo rét mới để con ra Hà Nội mặc, con cũng gạt đi nói mặc đồ cũ cũng được, mua áo mới mặc mấy hôm phí lắm. Mấy năm trước tiền mừng tuổi con vứt lung tung, không để ý. Nhưng năm nay được bao nhiêu con cất kỹ, không làm rơi mất đồng nào.

Cứ tối đến là con lại lôi tiền ra đếm rồi đổi tiền lẻ lấy tiền chẵn với mẹ. Sợ số tiền của mình chưa đủ mua xe, con lại tỉ tê hay bố mẹ góp tiền mua xe cùng con. Mẹ lại phân tích là có rất nhiều loại xe khác nhau với giá tiền khác nhau, con nên chọn xe trong phạm vi số tiền mình có. Thấy con như vậy, các bác và ông bà lại mừng tuổi thêm. Con mừng ra mặt, cảm ơn rối rít.

Sau tết, bố mẹ đưa con gái đi mua xe. Con mang hết ví tiền của mình với hơn 3 triệu đồng đi theo. Đến cửa hàng, con ngắm nghía lựa chọn, hỏi giá kỹ càng. Cuối cùng với sự tư vấn của bác chủ cửa hàng và bố, con cũng chọn được xe với giá gần 2 triệu đồng.

Lúc trả tiền, con đếm từng đồng với vẻ tiếc rẻ lộ rõ trên mặt. Nhưng rồi chiếc xe đẹp đã khiến con mừng rỡ, tí tí lại reo lên : “Đây là xe đạp của con, mua hoàn toàn bằng tiền của con đấy. Oh yeah”.

Mừng hơn nữa là con vẫn còn dư được tiền. Mẹ hỏi con định làm gì với số tiền còn lại, con trả lời sẽ tiếp tục để dành tiền mua iPad.

Không biết đến bao giờ con mới thực hiện được điều này nhưng với tôi, câu chuyện không dừng ở chiếc xe đạp hay iPad.

Vợ chồng tôi có thể mua những món đó cho con nhưng tôi mừng vì con đã biết tự đặt mục tiêu và cố gắng thực hiện mục tiêu đó thông qua chuyện quản lý tiền bạc.

Nhưng tôi cũng không chắc rằng cách làm của mình có thực dụng quá không. Bởi dù sao, chiếc xe hay máy tính bảng cũng là vật dụng cần thiết mà lẽ ra mình phải trang bị cho con. 

Kết quả thăm dò dạy con xài tiền với câu hỏi "Bạn có đồng ý phương pháp trả tiền công cho con khi con làm việc nhà?", có 70,1% đồng ý, 23,1% không đồng ý, 6,8% là ý kiến khác.

Với câu hỏi "Muốn con tốt thì không nên cho con xài tiền khi còn bé?" có 73,7% đồng ý, 19,2% không đồng ý, 7,2% là ý kiến khác.

TTO

MAI THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar