22/01/2015 16:31 GMT+7

Tôi không cho con tiền suốt thời thơ ấu

NGÔ TẤN THỦY TIÊN (Nha Trang)
NGÔ TẤN THỦY TIÊN (Nha Trang)

TTO - Xung quanh câu chuyện "Con làm việc thì được trả công" đã có rất nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm khác nhau. Trong đó có những ý kiến phản đối việc "trả tiền công" cho con.

Học sinh Trường Trần Quốc Tuấn (quận 11, TP.HCM) hè 2014 có môn học hay: tập làm kinh doanh (toàn bộ tiền lời giúp các trẻ ung thư) - Ảnh: NHƯ PHAN

Thế hệ của chúng tôi (tuổi 60) ảnh hưởng khá nhiều từ cha mẹ về sự giáo dục.

Thời trước năm 1975, gia đình tôi thuộc hàng khá giả, nhưng ba mẹ tôi không bao giờ cho tiền con cái. 

Thích gì ba mẹ sắm, và chị em chúng tôi ai cũng có cái "bùng binh" để dưới gầm giường.  

Tiền lì xì tết, tiền mỗi khi bố tôi đi xa về hay làm ăn có được... chúng tôi đều được dạy bỏ vào bùng binh để dành.

Gần như suốt thời trẻ của tôi, chúng tôi không bao giờ cầm đồng tiền trong tay mình. Có lẽ vì thế, khi tôi lập gia đình, có con, tôi cũng áp dụng với con mình như thế.

Các con tôi đứa nào cũng có một cái bùng binh. Tiền lì xì, tiền các cô dì cho, tôi đều bảo con bỏ vào bùng binh để dành.

Đứa con trai đầu của tôi sinh ra từ những năm 1980, xã hội thời ấy khó khăn. 

Chúng tôi không cho con tiền, thứ nhất tránh chuyện ăn vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; thứ hai tạo thói quen, không cho tiền cầm tay đến trường.

Có thể thời ấy hình như gia đình nào cũng thế nên con cũng không đòi hỏi gì. Thỉnh thoảng, con cũng xin tiền mua quyển sách đọc hoặc thích cái áo này, quần kia, gia đình lại chắt chiu, đưa  đi mua sắm, chứ con cũng không cầm tiền trong tay.

Rồi khi con học lên cấp III, để con tự chọn món ăn sáng trước khi đến trường, chúng tôi cho con tiền vừa đủ để ăn sáng, cũng không bao giờ cho nhiều.

Rồi con vào đại học xa nhà, bắt đầu một cuộc sống mới tự lập. Trong những bức thư con viết gửi về cho tôi, con đã biết sử dụng đồng tiền chắt chiu từ bố mẹ gửi vào.

Con gửi thư đưa ra những con số con sẽ sử dụng trong một tháng. Mỗi ngày ăn cơm bao nhiêu, tiền xăng xe, tiền nhà con đều lập một kế hoạch cụ thể để mẹ gửi vào.

Đôi khi tôi có tiền, muốn gửi thêm cho con nhưng con bảo mẹ để dành còn lo cho em, nhất định không nhận thêm số tiền ngoài danh mục con đã định sẵn. "Trong này, con có thể đi làm thêm", thư của con khiến tôi bật khóc.

Và bốn năm học đại học xa nhà, con đã trưởng thành trong cách nghĩ, trong chi tiêu, và nhất là đức tính tiết kiệm mà con có được suốt những năm đi học.

Cho đến bây giờ, tôi nghĩ đó là sự thành công trong giáo dục của tôi khi cháu còn bé thơ, không cho con cầm tiền, giáo dục con sử dụng đồng tiền đúng mục đích bằng cách để dành, bằng cách bỏ bùng binh...

Cả đứa con út của tôi cũng thế, không được cầm tiền trong tay nhiều. Tôi cũng giáo dục con phải biết tiết kiệm, không tiêu hoang, phải biết dành dụm.

Và bây giờ hai con tôi đã có gia đinh, cuộc sống riêng, biết lo lắng chu toàn cho gia đình và biết lo cả cho cha mẹ, ông bà với tấm lòng thơm thảo.

Tôi cũng tự hào vì chính mình đã có được sự giáo dục tốt cho con, hình thành cho con thói quen tốt từ bé thơ, có phải từ đó mà các con giờ trở thành người tốt chăng?

[poll width="400px" height="174px"]112[/poll]

NGÔ TẤN THỦY TIÊN (Nha Trang)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường phòng chống xâm hại học đường, bảo vệ trẻ em sau một số vụ việc nổi cộm trong ngành giáo dục trên địa bàn.

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lên kế hoạch 5 ngày để lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên bay ra tỉnh Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar