25/08/2016 09:28 GMT+7

Coi chừng dính bầu, bệnh tật ở tuổi “về chiều”

THÁI LŨY
THÁI LŨY

TTO - Tại các vùng nông thôn ở ĐBSCL, nhiều phụ nữ khi đã có 2-3 mặt con vẫn chưa một lần đi khám phụ khoa và không có khái niệm chuẩn bị tuổi tiền mãn kinh hay mãn kinh.

Khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho phụ nữ ở Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ - Ảnh: Thái Lũy

Vì vậy, có không ít trường hợp bị dính bầu hay bệnh tật ở tuổi này do không được bác sĩ thăm khám, tư vấn.

Dễ bị sốc tâm lý, sức khỏe

Theo BS Đỗ Thị Kim Ngọc, Hội Sản phụ khoa - kế hoạch hóa gia đình TP Cần Thơ, độ tuổi tiền mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam hiện nay là từ 38-45 tuổi, độ tuổi mãn kinh là 46-50 tuổi. Trong giai đoạn này, tỉ lệ phụ nữ Việt Nam có rối loạn tâm sinh lý lên đến 36-49% và đau nhức xương khớp lên đến hơn 70% (cao hơn nhiều so với thế giới).

Đã có nhiều trường hợp các chị gặp cảnh dở khóc dở cười trong giai đoạn này, như mang thai trộm mà không biết. Chị N.T.M.T. (49 tuổi, ở Trà Ôn, Vĩnh Long) phải đi phá thai ở một bệnh viện phụ sản tại Cần Thơ vì mang thai ngoài ý muốn đến hơn 3 tháng mà không hề hay biết.

Chị T. kể: “Thời con gái, kinh nguyệt của tôi có đều đặn hằng tháng nhưng gần đây cứ trồi sụt, có khi vài tháng cũng không thấy. Tôi không đi khám vì nghĩ đã hết kinh và từ đó vợ chồng quan hệ cũng không dùng biện pháp tránh thai nào. Sau mấy tháng không có kinh, trong người thấy khó chịu, ăn uống không được nên đi khám thì bác sĩ nói tôi có bầu đã hơn ba tháng”.

Trường hợp này, theo BS Nguyễn Hữu Dự, giám đốc Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, chị T. đang ở giai đoạn tiền mãn kinh (kinh nguyệt trồi sụt không đều) nên vẫn có khả năng thụ thai khi quan hệ tình dục, mặc dù tỉ lệ hiếm (từ 2-4%). Vì vậy trong giai đoạn này, chị em không nên chủ quan, mà vẫn phải thực hiện biện pháp tránh thai hợp lý.

Nếu đang áp dụng biện pháp tránh thai nào đó thì duy trì đến tuổi mãn kinh hẳn (từ trên 1 năm đến 2 năm theo chu kỳ kinh cuối, tùy từng người).

Do không chuẩn bị tâm lý cũng như sức khỏe sẵn sàng nên đã có nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh với cú sốc tâm lý và bệnh tật. Chị T.N.T. (50 tuổi, ở huyện Phong Điền, Cần Thơ) trong một lần tình cờ có bác sĩ xuống trạm y tế khám sức khỏe cho phụ nữ, chị được vận động đi khám phụ khoa và phết tế bào âm đạo để phát hiện ung thư cổ tử cung.

Sau đó kết quả trả về phát hiện chị bị ung thư cổ tử cung giai đoạn II. Các y bác sĩ giới thiệu chị ra Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ điều trị, ban đầu chị sốc và nghĩ rằng sẽ không đi bệnh viện mà ở nhà uống thuốc nam, vì còn chồng con ở nhà không ai lo!

Chị T. kể: “Trước đến giờ tui không đi khám bệnh phụ nữ vì nghĩ mình không mắc bệnh gì, cho đến tuổi hết kinh mới đây cũng không nghĩ có gì quan trọng, chỉ đôi lúc thấy khó ở hay cáu gắt với chồng con. Tui cứ nghĩ là bình thường do cuộc sống vất vả quá, cho đến khi khám bệnh phát hiện mới đây tui thấy sốc lắm! Được mấy cô bác sĩ động viên, giờ tui đang điều trị ở bệnh viện”.

Cần chuẩn bị đón nhận tuổi “về chiều”

Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Bé Năm, giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Cần Thơ, cho rằng phụ nữ cần phải chuẩn bị tâm lý và sức khỏe để sẵn sàng đón nhận giai đoạn “về chiều”, để có thể sống vui, sống khỏe. Phụ nữ vào tuổi này thường có những triệu chứng gọi là hội chứng quanh mãn kinh, thường gặp ở 2/3 phụ nữ.

Đó là: có cơn bốc hỏa, vã mồ hôi đêm, có triệu chứng tim mạch (cao huyết áp), đau cơ và loãng xương khớp, đau đầu, rối loạn giấc ngủ; về tâm lý hay căng thẳng, kích động, trầm cảm, hay quên; giảm khả năng tập trung; giảm ham muốn tình dục (do suy giảm nội tiết tố)... Các triệu chứng này diễn ra trung bình từ 3-5 năm, có thể kéo dài đến 10 năm.

Theo BS Bé Năm, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh hay mãn kinh cần chú ý đến các bệnh lý như: viêm âm đạo, són tiểu hay tiểu lắt nhắt, bệnh lý hệ tim mạch, loãng xương, ung thư vú và ung thư cổ tử cung...

“Bác sĩ chúng tôi hay khuyên chị em phải quan tâm đến mình hơn nữa ở tuổi "về chiều", đặc biệt là phải thường xuyên đi khám và nghe tư vấn sức khỏe lứa tuổi, khám định kỳ về phụ khoa, tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung, đo loãng xương, khám tim mạch... để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời”- BS Bé Năm cho biết.

Về những xu hướng để giúp phụ nữ tuổi “về chiều” cải thiện chất lượng cuộc sống, theo BS Đỗ Thị Kim Ngọc, xu thế hiện nay khuyến khích phụ nữ sử dụng liệu pháp thiên nhiên, như sử dụng chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả tươi (đặc biệt là loại họ đậu), vitamin C, tăng cường canxi, vitamin D...

Về lối sống, chị em nên tăng cường tập thể dục, tham gia các hoạt động xã hội, cố gắng giữ cuộc sống gia đình thoải mái, làm việc vừa phải, duy trì hoạt động tình dục vừa phải, an toàn.

THÁI LŨY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã ra mắt khoa nội soi, triển khai kỹ thuật nội soi siêu âm.

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho hay Phòng khám đa khoa Phượng Đạt chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho sở liên quan tố giác 'chặt chém' người bệnh.

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Bài đăng trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào sẽ tốt cho tim.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar