07/04/2025 07:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Có những vết thương không nhìn thấy

Sau ngày đất nước thống nhất, các ngõ phố Hà Nội được cải tạo, xóa bỏ vòi nước công cộng, nước sạch lắp ngay trong nhà, không phải xếp hàng thùng, xô, chậu chầu chực thì niềm vui như được nhân đôi.

Kể chuyện hòa bình - Ảnh 1.

Phố Khâm Thiên của hòa bình hôm nay - Ảnh minh họa: NGUYỄN KHÁNH

Cuộc sống của một ngày thường nhật, tôi không phải tiêu vào thời gian xếp hàng. Việc đi chợ mua bằng tem phiếu, xếp hàng gánh nước, chạy bom tiêu phí không ít thời gian cho tuổi trẻ cần học hành, làm việc.

Mẹ tôi, ở nhà gọi u Trần, sống được sau trận bom B52 ở Khâm Thiên, được thở trong không gian yên hàn trở lại. Tôi không còn nghe tiếng còi báo động đội mũ rơm xuống hầm, hòa bình đã là niềm vui khôn tả của mỗi người dân Hà Nội.

Hòa bình rồi

Quê tôi, làng Vân Hồ, người làng chạy tản cư sau giải phóng thủ đô trở về, tản mát. Hòa bình, mỗi nhà được lắp vòi nước sạch, được thay hố xí thùng bằng bể phốt tự hoại.

Giấc mơ hòa bình không chỉ có cơm no áo ấm, mà sinh hoạt tiện nghi, văn minh hơn trong thời chiến. Hòa bình không phải nghe tiếng bom rơi, không phải nghe tiếng đạn rốc két xé trên nền trời. Hai chữ yên hàn quý giá với chúng tôi trong từng hơi thở.

Tôi sinh ra và lớn lên ven hồ. Năm 1975, vợ chồng tôi biết nhau từ lớp học viết văn ở Trường Quảng Bá của Hội Nhà văn Việt Nam. Anh biên tập truyện ngắn của tôi, viết về cuộc chiến phía Bắc. Có duyên phận, anh còn biên tập tạp bút và biên tập luôn cả đời tôi.

Hòa bình rồi, có một anh đại úy vác ba lô con cóc chè thuốc đi hỏi vợ. Anh nói với u Trần của tôi: "Con có mỗi ba lô chè, trầu cau, thuốc lá Tam Thanh, u Trần cho phép chúng con sống bên nhau".

Anh rất sợ nhìn thấy máu

Nhà hiếm con, u Trần thương anh như con trai, chứ không coi anh là con rể.

Một bữa nọ có thịt gà luộc, khi chặt vết xương còn màu đỏ, anh không ăn. Anh bỏ mâm cơm đứng dậy. Hôm đó mưa rất to, tôi nghe qua tiếng mưa trên mái tôn, anh kể: "Sáu tháng mùa mưa trong rừng, em biết không, mưa, đói và sốt rét.

Có lần anh và anh bạn lội bì bõm trong rừng thì nhìn thấy một người bạn hy sinh, phải gói bạn trong võng dù, dìm xuống dưới hai cái cây cụt ngọn. Mưa lớn lại dềnh lên. Lại dìm xuống. Lúc rời khỏi cánh rừng ấy thì ngớt mưa. Thấy áo còn vương vết máu bạn mình. Từ đó anh rất sợ nhìn thấy máu".

Nỗi ám ảnh trận mạc không dễ dứt ra được trong trái tim nhạy cảm của người lính, nhà văn. Trên người anh có tới ba vết thương. Những vết thương không nhìn thấy. Một viên bi vẫn tròn như hạt lạc ở phía đốt sống, nếu mổ, chạm đốt sống có thể liệt.

Anh sống chung với viên bi gần đốt sống cổ hơn mười năm, vài năm sau thì liệt nửa người. Phải tập đi mất hai năm để cầm lại bút viết. Anh ghi chép hằng ngày, có lúc tập đi vẫn viết bằng tay không bị liệt.

Trong nhà, anh chỉ nói chuyện Đường 9 Nam Lào, cánh rừng mùa khô thiếu nước. Bom hóa học lờ mờ. Vết thương và câu chuyện phía sau cuộc chiến. Khi anh vào viện sức khỏe tâm thần, bác sĩ khoa thần kinh xem phim chụp sọ não, ông lắc đầu nói gọn hai từ: teo não.

Kể chuyện hòa bình - Ảnh 2.

Chiến tranh là như vậy

Có lần hồi tỉnh trở lại, anh nói: "Khổ cho em và con quá". Rồi anh lại chìm vào ký ức Trường Sơn, Khe Sanh, cánh đồng "chó Ngáp" ngập nước nơi anh và anh bạn chạy bom. Có đận vừa chạy như bay xuống hầm thì hai cánh võng đã tan tác từng mảnh văng lên ngọn cây cháy sém.

"Lần đó cô giao liên hy sinh. Cơ thể cô văng khắp nơi. Cũng chỉ cách đó một chiều, cô ấy từng ước được nằm bên anh một lần, một lần thôi để biết mùi đàn ông nó ra sao? Và để cô ấy được làm đàn bà một lần". "Nhưng anh có dám không?". "Anh không dám", "Vì sao anh không dám?". "Chiến tranh là như vậy".

Tôi lặng im nghe chồng chia sẻ điều thầm kín, vết thương không dễ nhìn thấy ở chiến trường. Tôi đi qua trận bom B52 ở Hà Nội, từng trú ẩn dưới hầm tăng xê bao ngày, từng lao như tên bắn qua những xác người đắp chiếu ở ngõ chợ Khâm Thiên. Mùa hè vẫn đắp chăn vì sợ hồn ma. Dù nửa thế kỷ trôi qua, hồi ức vẫn không xóa nhòa.

Những người đi qua ly biệt đều biết trân quý từng phút giây của thời bình. Chồng tôi rồi cũng trở về với đất. Nhật ký còn ghi lại: "Cả hai vết mổ không có thuốc gây mê, đạn bom đã tước hết quần áo, giấy tờ tùy thân. Được trở về, sống bên em, viết về chiến tranh đã là may mắn với anh".

Vết thương trong người anh đã tan thành đất. Tôi vẫn ám ảnh mỗi khi chợt thức giấc, tự hỏi rằng: "Không hiểu sao mình có thể ngồi viết trong những trận bom, chồng mình cứ ôm chăn màn, xông lên, đập vỡ liễn cơm, rồi ôm đầu kêu bom đó, xuống hầm thôi...".

Không hiểu sao tôi vẫn viết trong run rẩy, đổ vỡ, ghi lại câu chuyện chiến trường anh đi qua. Tôi viết trong mọi hoàn cảnh để có tiền nhuận bút mua thuốc cho anh, viết nuôi con thay anh. Lý do giản đơn, của đời người đàn bà không bỏ được, viết.

Cảm ơn bạn đọc gửi bài dự thi Kể chuyện hòa bình

Nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình (báo Tuổi Trẻ tổ chức, Tập đoàn Cao su Việt Nam đồng hành) để bạn đọc gửi đến những câu chuyện xúc động, khó phai của từng gia đình, từng con người cũng như tâm tư về ngày thống nhất 30-4-1975, về 50 năm hòa bình.

Cuộc thi dành cho tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Kể chuyện hòa bình nhận bài viết tối đa 1.200 chữ bằng tiếng Việt, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi đến email [email protected]. Chỉ nhận bài qua email, không nhận qua đường bưu điện để tránh thất lạc.

Bài dự thi chất lượng sẽ được lựa chọn đăng trên các sản phẩm của Tuổi Trẻ, được nhận nhuận bút và các bài qua vòng sơ khảo sẽ được in thành sách (sách không trả nhuận bút - không bán). Bài dự thi phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết nào khác và chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Tác giả gửi bài chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết, ảnh và video dự thi, không nhận ảnh video minh họa lấy từ trên mạng xã hội không có bản quyền. Tác giả phải ghi địa chỉ, điện thoại, email, số tài khoản, số căn cước công dân để ban tổ chức liên lạc, gửi nhuận bút hoặc giải thưởng.

Sài Gòn, 30-4 và má - Ảnh 2.

Tính đến hết ngày 6-4, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được 370 bài dự thi của bạn đọc.

Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình

Ban giám khảo gồm các nhà báo, nhà văn hóa tên tuổi cùng đại diện báo Tuổi Trẻ sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.

Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng Kể chuyện hòa bình

- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.

Ban tổ chức

Con đường chạy loạn của ông bà tôi và ngày hòa bình hôm nay

Tháng tư năm nay, đất nước kỷ niệm tròn 50 năm hòa bình thống nhất. Khắp nơi, cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, những con đường rợp bóng cây xanh, người dân sống trong những ngày tháng thanh bình.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Thiền sư Shunryu Suzuki, người gieo hạt mầm thiền Tào Động tại phương Tây, đã giảng rằng khi ta có được một sự yên bình trọn vẹn trong thực hành thiền, ta không chỉ là ta nữa mà là cả thế giới, toàn thể vũ trụ và là một vị Phật.

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar