04/04/2025 15:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hòa bình có đẹp không mẹ?

Mẹ tôi, người phụ nữ bé nhỏ với đôi mắt sâu thẳm chứa đựng bao nỗi niềm. Bà từng là liên lạc viên thuộc lực lượng mặt trận Ban an ninh Quảng Hà do Công an tỉnh Bình Trị Thiên quản lý.

hòa bình - Ảnh 1.

Tác giả và mẹ

Tuổi đôi mươi của mẹ gắn liền với những con đường rừng rậm rạp, những bữa cơm vội vàng nơi chiến khu và cả những ngày tháng tù đày. 

Nhưng suốt bao nhiêu năm, mẹ chưa từng kể về chiến tranh với sự oán hận hay bi thương. Thứ mẹ nhắc đến nhiều nhất là hòa bình, điều mà mẹ đã đánh đổi cả thanh xuân để giành lại.

Tôi còn nhớ, ngày bé, tôi từng hỏi mẹ: "Hòa bình có đẹp không mẹ?". 

Mẹ lặng im, đôi mắt xa xăm nhìn về phía bầu trời. Rồi mẹ cười, một nụ cười lấp lánh niềm hạnh phúc và cả những ký ức đau thương. "Đẹp con ạ. Nhưng để có được nó, người ta phải trả giá bằng xương máu, bằng những năm tháng thanh xuân không thể lấy lại".

Mẹ kể, trong những năm 1969-1974, mẹ bị bắt khi đang làm nhiệm vụ liên lạc và bị giam tại Lao Xá, Quảng Trị. 

Những trận đòn roi thừa sống thiếu chết, là những ngày dài bị giam cầm trong phòng tối chật hẹp, không biết ánh mặt trời, có những lúc tưởng như không chịu nổi, nhưng mẹ vẫn cắn răng chịu đựng, vì một niềm tin duy nhất: ngày mai đất nước sẽ hòa bình. 

Tôi từng hỏi mẹ rằng trong những ngày tháng bị giam cầm, điều gì giúp mẹ không gục ngã? Mẹ bảo: "Là đồng đội, là ước mơ được thấy quê hương thanh bình". 

Mẹ thoát khỏi nhà tù nhờ một cuộc trao đổi tù binh vào đầu năm 1975. Trở về với đơn vị, mẹ lại tiếp tục chiến đấu, đến ngày 30-4 lịch sử.

Ngày 30-4-1975, mẹ tôi đang ở Quảng Trị. Khi nghe tin Sài Gòn giải phóng, mẹ cùng đồng đội ôm chầm lấy nhau mà khóc. Không ai tin được giấc mơ bao năm cuối cùng đã trở thành hiện thực. Những người lính rã rời sau bao năm chinh chiến, nay được thở một hơi thật dài, nhẹ nhõm.

Nhưng hòa bình đâu chỉ có niềm vui?

Mẹ bảo ngày đất nước thống nhất, mẹ lặng lẽ quay về quê nhà. Những cánh đồng từng xanh mướt giờ chỉ còn trơ gốc rạ, những ngôi làng xác xơ sau bom đạn, và những mái nhà không còn người trở về. 

Bạn bè mẹ, có người còn sống, có người đã nằm lại nơi chiến trường. Hòa bình là đây, nhưng cái giá quá đắt, quá xót xa.

Mẹ bảo khi đi qua một nghĩa trang liệt sĩ, mẹ đã đứng rất lâu. Những ngôi mộ san sát nhau, lặng im dưới bầu trời tháng tư xanh thẳm. Những người lính trẻ năm ấy đã vĩnh viễn dừng lại ở tuổi đôi mươi để đất nước này có thể bước tiếp.

50 năm hòa bình đã qua, mẹ tôi giờ đã già, nhưng mỗi lần nhắc đến hòa bình, ánh mắt mẹ vẫn ánh lên sự xúc động. Mẹ bảo thế hệ của mẹ đã đi qua chiến tranh, đã hiểu thế nào là mất mát, nên càng trân quý những ngày tháng không còn bom rơi đạn nổ. 

Hôm nay tôi bước đi trên những con đường bình yên, giữa thành phố rộn ràng tiếng cười. Tôi được học hành, được mơ ước, được tự do theo đuổi con đường của mình, tất cả những điều ấy đều nhờ vào sự hy sinh của thế hệ trước.

Tôi lại nhớ về câu hỏi năm nào: "Hòa bình có đẹp không mẹ?".

Giờ đây tôi đã có câu trả lời cho chính mình. Hòa bình không chỉ đẹp, mà còn thiêng liêng, còn đáng quý hơn bất cứ điều gì. Vì để có được nó, mẹ tôi và biết bao người khác đã đánh đổi cả tuổi xuân, đã nằm xuống mà không có cơ hội thấy được ngày hôm nay.

Hòa bình không chỉ là không có chiến tranh, mà còn là những bữa cơm gia đình quây quần bên nhau, là những con phố tràn ngập ánh đèn, là tiếng trẻ thơ ríu rít đến trường, là những mùa xuân không còn tiếng súng.

Và tôi biết, dù thời gian có trôi qua bao lâu đi nữa, mẹ vẫn sẽ luôn nhắc tôi một điều: Hãy biết ơn hòa bình, hãy sống sao cho xứng đáng với những người đã ngã xuống để có được nó.

Cảm ơn bạn đọc gửi bài dự thi Kể chuyện hòa bình

Nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình (báo Tuổi Trẻ tổ chức, Tập đoàn Cao su Việt Nam đồng hành) để bạn đọc gửi đến những câu chuyện xúc động, khó phai của từng gia đình, từng con người cũng như tâm tư về ngày thống nhất 30-4-1975, về 50 năm hòa bình.

Cuộc thi dành cho tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Kể chuyện hòa bình nhận bài viết tối đa 1.200 chữ bằng tiếng Việt, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi đến email [email protected]. Chỉ nhận bài qua email, không nhận qua đường bưu điện để tránh thất lạc.

Bài dự thi chất lượng sẽ được lựa chọn đăng trên các sản phẩm của Tuổi Trẻ, được nhận nhuận bút và các bài qua vòng sơ khảo sẽ được in thành sách (sách không trả nhuận bút - không bán). Bài dự thi phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết nào khác và chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Tác giả gửi bài chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết, ảnh và video dự thi, không nhận ảnh video minh họa lấy từ trên mạng xã hội không có bản quyền. Tác giả phải ghi địa chỉ, điện thoại, email, số tài khoản, số căn cước công dân để ban tổ chức liên lạc, gửi nhuận bút hoặc giải thưởng.

Sài Gòn, 30-4 và má - Ảnh 2.

Tính đến ngày 4-4, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được 325 bài dự thi của bạn đọc.

Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình

Ban giám khảo gồm các nhà báo, nhà văn hóa tên tuổi cùng đại diện báo Tuổi Trẻ sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.

Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng Kể chuyện hòa bình

- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.

Ban tổ chức

Câu chuyện vẫn còn văng vẳng

Tôi sinh ra khi đất nước hòa bình nhưng trong ký ức lưu dấu nụ cười hào sảng của ông tôi cùng các cựu chiến binh bên chiếc bàn gỗ, chén nước chè xanh vẫn còn văng vẳng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar