25/06/2005 01:55 GMT+7

Mỹ thuật về đề tài chiến tranh cách mạng

Theo Nhân Dân
Theo Nhân Dân

Vào đầu tháng 6 này, Bảo tàng Cách mạng VN, Hội Mỹ thuật VN vừa phát động một đợt sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng, nhân dịp chào mừng 60 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa VN.

Phóng to

Bên chiến hào Vĩnh Linh - Tranh lụa của Đào Đức

Tuy nhiên, chiến tranh đã lùi xa 30 năm nay, có rất nhiều lý do để vắng dần những tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng tại các cuộc triển lãm mỹ thuật.

Từ khi nền mỹ thuật hiện đại ra đời, trải qua những năm tháng chiến tranh giữ nước, các nghệ sĩ tạo hình đã coi việc phản ánh hiện thực đấu tranh cách mạng như một truyền thống đặc thù. Lớp lớp họa sĩ đã coi việc cầm bút vẽ như cầm cây súng, cầm vũ khí chiến đấu của mình.

Những tác phẩm có giá trị lớn trong nền mỹ thuật cách mạng từng làm lay động trái tim người xem: "Kết nạp Ðảng ở Ðiện Biên" của Nguyễn Sáng, những ký họa, trực hoạ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Tô Ngọc Vân, Nguyễn Ðỗ Cung, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm... rồi "Trái tim và nòng súng" của Huỳnh Văn Gấm, tượng của Diệp Minh Châu, những tác phẩm phản ánh đa dạng cuộc sống chiến đấu của quân dân ta từ miền bắc tới miền nam trong những năm đánh giặc Mỹ của rất nhiều họa sĩ khác.

Phóng to
Tọa độ lửa - Tranh sơn dầu của Nguyễn Huy Toàn
Nơi tập trung đông nhất các tác phẩm vẽ về đề tài này là các cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm năm tổ chức một lần, nhưng ngay ở cuộc Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2000, một triển lãm được đánh giá là nhiều tác phẩm vẽ về đề tài chiến tranh cách mạng nhất thời gian gần đây, số tác phẩm cũng chỉ chiếm không đến 18%.

Tại các cửa hàng bán tranh thông thường, loại đề tài này hầu như không có. Không phải chỉ là do cơ chế thị trường, quan trọng hơn là việc tiếp cận và xử lý đề tài này hiện nay đang đặt nghệ sĩ trước một số vấn đề.

Những họa sĩ tham gia cuộc chiến phần lớn tuổi đã cao, có tâm huyết, giàu xúc cảm, nhưng sức khỏe đã bớt. Lớp nghệ sĩ trẻ, sung sức lại chưa từng trải qua chiến trận, thiếu thực tế, thiếu cảm hứng, nên ngại bắt tay vào một lĩnh vực khó, không phù hợp với tâm tư, đời sống hiện tại của mình. Ðó cũng là điều khó tránh khỏi.

Các tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng trong thời mở cửa hầu hết sáng tạo bằng tư duy thẩm mỹ mới, trong một không khí hội nhập và phát triển, khai thác nhiều góc độ nhưng chủ yếu là khai thác nội tâm, ký ức, hoài niệm. Khác với nhiều tác phẩm nghệ thuật những năm trước, chủ yếu là tả thực, trực họa, ký họa chiến trường, phản ánh sự hào hùng chứ ít đề cập đến hy sinh mất mát.

Các tác phẩm vẽ trong thời đổi mới, với một điều kiện làm việc tốt hơn hẳn, nên cũng sử dụng chất liệu và bút pháp phong phú hơn nhiều, đồng hiện, ẩn dụ, sử thi, lập thể, trừu tượng, biểu hiện, nhưng bởi thiếu những cảm xúc thật, mà nhiều khi, tác phẩm đẹp, khôn, dễ nhìn nhưng khó làm người xem rung cảm.

Những thành tựu đã có trong việc thể hiện đề tài chiến tranh cách mạng thời gian qua, mặc dù rất đáng trân trọng, nhưng chưa đủ, và chúng ta vẫn hy vọng sắp tới, từ các cuộc vận động sáng tác lớn, đúng hơn là từ tài năng và tâm hồn các nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, những tác phẩm xứng đáng về đề tài này sẽ đến với công chúng.

Theo Nhân Dân

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar