30/04/2025 16:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chuyến xuyên Việt đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất

Sáng ấy, tôi đang rửa rau ở bể nước của khu tập thể phố Thụy Khê, quận Ba Đình (Hà Nội) thì nghe tiếng hô dậy trời ngoài đường. Người dân tụ tập dưới loa phóng thanh đón chào tin tức: Giải phóng miền Nam.

đất nước - Ảnh 1.

Cầu Hiền Lương lịch sử - Ảnh: T.T.D.

Suốt tháng 3, tháng 4 năm 1975 đó, người Hà Nội dõi theo tin tức trên báo, đài phát thanh hằng ngày, nô nức theo tin từng thành phố được giải phóng.

Đến ngày 30-4 thì vỡ òa mong đợi.

Chuyến đi dọc đất nước

Sáng ấy tôi đang rửa rau ở bể nước của khu tập thể phố Thụy Khê, quận Ba Đình (Hà Nội) thì nghe tiếng hô dậy trời từ ngoài đường. Tôi vùng chạy ra cổng. Người dân tụ tập dưới loa phóng thanh đón chào tin tức cuối cùng: Giải phóng miền Nam.

Tôi khóc như bao người.

Sau 30-4-1975, tòa soạn báo Phụ nữ Việt Nam thành lập ngay một đoàn công tác đi xuyên Việt bằng xe ô tô để phản ánh tình hình cả nước. Không sao nói hết được niềm vui háo hức mong chờ của tôi khi sắp thấy miền Nam. 

Tổng biên tập Nguyễn Thị Như làm trưởng đoàn, có 4 phóng viên viết và 1 nhiếp ảnh, 1 lái xe. Lịch trình thật hấp dẫn: Sẽ dừng mỗi tỉnh thành ít ngày, thu lượm tin tức, gửi bài về Hà Nội rồi lại lên đường đi tiếp.

Ngày ấy chưa có internet, điện thoại di động, mọi bài vở viết tay xong, tổng biên tập đọc ngay và gửi đường nào cầm ra Hà Nội nhanh nhất. 

Những năm chiến tranh ấy, trên đất nước có rất nhiều kiểu truyền tin. Bộ đội trên đường vào mặt trận, từ trên xe ném thư gửi gia đình xuống đường. Người dân nhặt những bức thư ấy lên, dán tem bỏ vào thùng thư bưu điện.

Vì chúng tôi đều đã đi tới các tỉnh phía Bắc trong chiến tranh, nên đoàn đi lướt qua nhanh để dành nhiều thời gian ở lại viết kỹ về các tỉnh phía Nam - những nơi chúng tôi lần đầu được thấy tận mắt với bao hồi hộp mong chờ.

"Miền Nam em dừa nhiều, miền Nam em dứa nhiều, miền Nam em xoài thơm…"

Câu ca "chiều nay ra đứng trông về, đôi mắt đượm tình quê" của giong ca Thương Huyền rung lên trong tim. Tôi không khóc mà nước mắt rơi xuống.

Điều ấn tượng trước tiên là nắng ấm Đông Hà - Quảng Trị. 

Tôi ngạc nhiên thấy người dân ở đây mặc quần áo đủ sắc màu. Càng đi sâu vào phía Nam, mọi vật càng nhiều màu tươi rực rỡ.

Lần đầu tiên qua phà, tôi ăn một lúc hai quả trứng vịt lộn. Vào đến Bình Định, khi được Hội phụ nữ tiếp đĩa trái cây tuyệt vời, tôi nhớ ngay đến bài hát mình từng hát, bây giờ hiện diện trên chiếc đĩa này: "Miền Nam em dừa nhiều, miền Nam em dứa nhiều, miền Nam em xoài thơm…".

Chúng tôi chia nhau đi nắm tình hình, nghe báo cáo, gặp gỡ phỏng vấn nhiều nhân vật anh dũng trong chiến tranh. 

Tới Đà Nẵng, tôi được phỏng vấn anh hùng Trần Thị Lý, người mà tôi dường như đã quen thuộc trong một bài thơ "Em là ai - cô gái hay nàng tiên - em có tuổi hay không có tuổi- Mái tóc em đây hay là mây là suối…" (thơ Tố Hữu). 

Chị Lý tiếp tôi trong cơn đau vết thương, chị nằm chứ không ngồi lâu được. Công việc căng thẳng và vội vã, không kể giờ giấc. Không được mệt nhọc. Chị Đạm Thư và tôi chia hai góc phòng để phỏng vấn hai nữ du kích. 

Vừa ngồi trò chuyện một lúc, tôi thấy nhân vật của chị Đạm Thư bước ra cửa đi về. Lạ quá tôi chạy ra hỏi, chị ấy ra hiệu "Khẽ chứ, để chị ấy…ngủ". Thì ra nhà báo Đạm Thư đi suốt ngày đường đã mệt quá ngủ gục, và "nhân vật" đang được phỏng vấn thấy vậy thương quá khẽ bước ra.

Chúng tôi không đi theo quốc lộ 1 vào thẳng Sài Gòn mà đi ngả qua Phan Rang rẽ lên Đà Lạt

Con đèo Ngoạn Mục với những cái ống dài của nhà máy trên sườn đồi hiện ra trong sương mờ ảo. Con đèo dài và quanh co đến nỗi ngồi trên xe mà sợ còn hơn ngày chúng tôi qua đèo trên sông Nho Quế sâu thẳm ở Tây Bắc. 

Đà Lạt trong xanh thắm thông reo, những biệt thự Pháp không cái nào giống cái nào. Thác Prenn, hồ Xuân Hương. 

Ai cũng nghĩ vào Nam khí hậu nóng nên không đem áo ấm. Nhưng mùa Đông năm 75 ấy lại "lạnh chưa từng thấy", đến nỗi có người đùa "Mấy bạn Hà Nội đi đâu mang cái rét lạ kỳ theo đến đó". 

Tổng biên tập thấy tôi run lập cập bèn dắt ra phố tìm mua áo, nhưng những chiếc áo ấm lúc đấy đều quá đắt đối với chúng tôi, không ai mua nổi. Đành phải nhờ bên thương nghiệp để cho một cái giá "phân phối".

Ban đêm đi phố, tôi nhìn thấy đoàn của nhà văn Nguyễn Đình Thi, ông có áo măng tô, vừa đi vừa nhai bắp luộc, trò chuyện vui vẻ. 

Tôi đi phỏng vấn một nữ nhân vật có số phận kỳ lạ: Bà là người duy nhất sống sót khi giặc Pháp đem bắn cả đoàn chiến sĩ. Bà ngã vùi trong xác đồng đội, đến đêm khuya đã bò lết ra cửa rừng. Về sau, mỗi lần có dịp lên Đà Lạt, đi qua sườn đồi nhìn xuống những ruộng rau bên dưới, tôi vẫn nhớ phía đó, một ngôi nhà nhỏ nơi bà ngồi kể lại câu chuyện rùng rợn ấy.

"Tới luôn bác tài!"

Vào tới Sài Gòn, tôi được ở cùng Hiền và Lan, hai cô gái thuộc Công đoàn thành phố, tại một tòa nhà tập thể cao tầng gần chợ Bến Thành

Tôi đi viết về cô Đặng Thị Hiền, người đã tham gia tranh đấu trong phong trào học sinh sinh viên, và bị địch tra tấn dã man. Câu chuyện của cô đã xuất hiện trên tờ The New York Times ngày 18-8-1974 (nhà báo David K. Shipler).

Những người bạn mới ở Sài Gòn dắt tôi đi chợ Bến Thành. Chóng mặt vì hệ thống xe buýt Sài Gòn dày đặc, đường phố vang tiếng đập ầm ầm nơi thành xe khi có người lên xuống với câu quát lớn vui vẻ: "Tới luôn bác tài!".

Chúng tôi hối hả, liên miên trong những cuộc gặp với nhiều giới: công thương, học sinh sinh viên, chiến sĩ hoạt động nội thành. 

Tôi tranh thủ đi gặp bà con họ hàng bên mẹ. 

Sài Gòn lúc đó bắt đầu khôi phục sản xuất ở các nhà máy. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy ở Công ty Vissan những khung di động treo mảng lớn thịt trâu bò. 

Rồi tôi đi các chợ, vào thương xá, nghe bao nhiêu chuyện đời chuyện người chiến đấu, bảo vệ giữ gìn Sài Gòn, có những thương hiệu như mì tôm Colusa sau này nhập với Miliket, xà bông Cô Ba, bột Bích Chi, bông Bạch Tuyết…

Hành trình của chúng tôi tiếp nối về Bến Tre, thăm quê hương cô Ba Định, nghe chuyện phong trào Đồng Khởi.

Chuyến công tác xuyên Việt đầu tiên ấy để lại trong tôi ấn tượng không phai. 

Đấy là niềm hạnh phúc của cuộc đời làm báo, được chứng kiến những bước ngoặt lịch sử lớn của quê hương đất nước. Và chứng kiến hòa bình.

Nhiều năm đi qua, hôm nay có một người phụ nữ sống ở Mỹ xin kết bạn với tôi qua Facebook, chị cho biết mình là một sinh viên ở Huế mà tôi phỏng vấn trong chuyến xuyên Việt lần đầu ấy. 

Chị cho biết, bài báo của tôi giúp người thân thất lạc trong cuộc di tản tìm lại được nhau, bởi bài báo ấy của tôi đã được in lại trên tờ báo của sinh viên Canada. 

Chị tặng tôi tập truyện chị viết, đầy ắp nỗi long thương nhớ quê nhà của người Việt xa xứ. 

Tôi bỗng nhớ lại khoảnh khắc rung cảm khi lần đầu tiên đến Huế trong chuyến đi năm ấy, nghe qua băng cassette những ca từ chậm rãi của Trịnh Công Sơn: "Màu nắng hay là màu mắt em….", những lời đã đi vào tâm tưởng riêng tư lúc ấy rằng, từ nay cuộc sống sẽ đầy tình yêu và thanh bình.

Chai nước mát miễn phí giữa trời nóng oi ả, chan chứa bao ân tình

Hình ảnh những đội nhóm phát những chai nước miễn phí cho người dân, du khách tới tham quan tại bến Bạch Đằng, quận 1, TP.HCM trở thành điểm nhấn lan tỏa sự tử tế trong dịp đại lễ 30-4.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Hà Nội lý giải gì về việc người dân xếp hàng từ rạng sáng để chờ lấy số thứ tự nộp hồ sơ, xử lý thủ tục hành chính?

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ

Bỏ thi nâng ngạch và chế độ tập sự đang được xem là bước đi mạnh mẽ nhằm đưa nền công vụ Việt Nam rời khỏi quỹ đạo "chức nghiệp".

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ

Đường hai bên giếng nước Mỹ Tho thành đường một chiều từ hôm nay 10-5

Kể từ 22h ngày 10-5, hai tuyến đường Tết Mậu Thân và tuyến đường Yersin (Mỹ Tho, Tiền Giang) sẽ được điều chỉnh thành đường một chiều, nâng số tuyến đường một chiều lên ba tuyến.

Đường hai bên giếng nước Mỹ Tho thành đường một chiều từ hôm nay 10-5

Vụ học sinh lớp 3 bị xe tông tổn thương 90%: Người giao xe có phải chịu trách nhiệm?

Vụ việc em N. (học sinh lớp 3, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) bị một trẻ hơn 14 tuổi đi xe gắn máy tông chấn thương sọ não, tổn thương 90% nhưng chưa được ai bồi thường đang được dư luận quan tâm.

Vụ học sinh lớp 3 bị xe tông tổn thương 90%: Người giao xe có phải chịu trách nhiệm?

Người dân 'giải cứu' hàng tấn dưa hấu giúp bác tài sau tai nạn

Người dân Nghệ An cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau vụ tai nạn giao thông với xe giường nằm sáng 10-5.

Người dân 'giải cứu' hàng tấn dưa hấu giúp bác tài sau tai nạn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar