07/01/2015 09:12 GMT+7

​Chuyện tình già chiến thắng phim Hollywood

LÂM LÊ
LÂM LÊ

TT - Ở Hàn Quốc, trong những ngày cuối năm 2014, một bộ phim tài liệu dài 85 phút kể về một đôi vợ chồng già đã chiến thắng nhiều bộ phim bom tấn của Hollywood.

My love, don’t cross that river - bộ phim tài liệu về chuyện tình kéo dài 76 năm - là một câu chuyện cổ tích hiện đại cảm động và truyền cảm hứng lớn cho khán giả - Ảnh: fims.kofic.or.kr/

“Word of mouth” (WOM - hiểu nôm na là “truyền miệng”) là một thuật ngữ kinh điển trong marketing và là một thứ “PR” không tốn tiền nhưng cực kỳ hiệu quả, nhất là trong thời buổi mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Ở Hàn Quốc, trong những ngày cuối năm 2014, một bộ phim tài liệu dài 85 phút kể về một đôi vợ chồng già đã chiến thắng nhiều bộ phim bom tấn của Hollywood và lập kỷ lục doanh thu mọi thời đại dành cho phim tài liệu/độc lập tại nước này...

Câu chuyện tình dung dị và lãng mạn

Ở VN, Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng đã tạo được một sức hút lớn tại các rạp chiếu cuối năm cũng nhờ “WOM”, và sau khi được Công ty Blue Productions phát hành độc lập thành công, bộ phim tiếp tục được Hãng CGV chọn chiếu mở màn cho chương trình phim “Art-house” bắt đầu từ ngày 5-1, mở đường cho nhiều bộ phim tài liệu/độc lập đến với khán giả. My love, don’t cross that river cũng nằm trong chương trình “CGV Art-house” tại Hàn Quốc.

My love, don’t cross that river (Tình yêu của em, đừng băng qua sông) không chỉ trở thành một hiện tượng lớn của phòng vé mà còn tạo được những hiệu ứng xã hội rất mạnh mẽ.

Khán giả - trong đó có rất nhiều khán giả trẻ - ùn ùn kéo nhau đến rạp để cười và khóc với câu chuyện tình dung dị và lãng mạn, như một câu chuyện cổ tích thời hiện đại về đôi vợ chồng già đã sống với nhau đến 76 năm.

Bộ phim mô tả cuộc sống hằng ngày của đôi vợ chồng già Jo Byeongman (98 tuổi) và Kang Gyeyeol (89 tuổi). Bà Kang gặp và cưới ông Jo lúc bà mới chỉ 14 tuổi (năm 1938) và cuộc hôn nhân của họ đã kéo dài 76 năm.

Họ có với nhau tổng cộng 35 người con, cháu và chắt nhưng đến cuối đời chỉ có hai người sống với nhau cùng một chú chó nhỏ trong căn nhà nhỏ ở một ngôi làng trên núi tỉnh Gangwondo.

Cặp vợ chồng già này từng được giới thiệu trên truyền hình với loạt phim ngắn dài năm tập có tên Gray-haired lovers (phát trên KBS năm 2011). Sau khi xem loạt phim này, đạo diễn Jin Mo Young - nhà làm phim tài liệu - ngay lập tức đến ngôi làng của cặp vợ chồng già và thuyết phục họ thực hiện một bộ phim tài liệu dài.

Sau khi được sự cho phép của họ vào tháng 9-2012, Jin đã bỏ ra 15 tháng ròng sống với họ để ghi lại cuộc sống hằng ngày của ông Jo và bà Kang với những thước phim tuyệt đẹp chạm đến cảm xúc của người xem.

Trong bộ phim này, bất chấp tuổi tác, khán giả thấy ông Jo như một chàng tiều phu khỏe mạnh và lãng mạn, còn bà Kang như một nàng công chúa e ấp. Mùa xuân, ông Kang ra vườn hái hoa cúc dại rồi cài lên tóc của bà, bà cũng cài lại trên cặp kính lão của ông và bảo “em đã già rồi, nhưng trông anh vẫn trẻ lắm”.

Mùa đông, họ ra đường nghịch tuyết và bốc tuyết ném nhau như những đôi tình nhân tuổi teen. Và ở độ tuổi ấy, ông Jo vẫn đi chặt củi và gánh trên lưng mang về cho bà Kang. Họ ngồi bên bếp lửa, bà Kang nướng ngô cho ông ăn.

Đến ngày lễ, họ mặc những bộ hanbok được may y hệt nhau và nắm tay nhau đi trên đường, ban đêm họ nắm tay nhau ngủ... Nhưng thời gian như tên trộm lẻn vào nhà họ lúc nào không biết, và bắt đầu cướp đi những khoảnh khắc hạnh phúc ngọt ngào của họ. Sức khỏe của ông Jo đang yếu dần đi, và ông có thể ra đi bất cứ lúc nào...

Dù là một bộ phim tài liệu, My love, don’t cross that river có những khoảnh khắc mà có lẽ ngay cả những bộ phim hư cấu lãng mạn nhất cũng khó có thể sánh được.

Như một góc quay rộng thu hình hai người trong bộ đồ hanbok dắt tay nhau đi qua chiếc cầu giữa cảnh thiên nhiên mùa đông tuyệt đẹp; như cảnh bà kêu lạnh tay sau khi nghịch tuyết và ông ủ ấm hai tay bà trong tay mình; như cảnh bà cầm ô đợi ông khi ông dừng lại để thở dốc hay tiếng khóc nghẹn ngào của bà bên đống lửa giữa cảnh tuyết rơi trắng xóa...

Và cảnh cuối cùng, khi bà ngồi bên bờ suối một mình, trên màn ảnh hiện hai dòng chữ như độc thoại của bà: “Tình yêu của em, đừng bỏ lại em một mình. Đừng đi qua con sông ấy mà không có em theo cùng”...

Một “cột mốc” không của riêng Hàn Quốc

Được khởi chiếu ngày 27-11-2014 cùng thời điểm với nhiều phim bom tấn Hollywood như Interstellar, Exodus: Gods and kings, bộ phim tài liệu với kinh phí chỉ 110.000 USD (khoảng 2,4 tỉ đồng) này đã đánh bại hai siêu phẩm nói trên và đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu.

Chỉ sau hơn một tháng chiếu, nhờ sức mạnh khủng khiếp của “WOM”, tính đến ngày 4-1-2015, bộ phim tài liệu dài đầu tay của đạo diễn Jin Mo Young đã thu hút hơn 4,3 triệu lượt người xem và mang lại doanh thu hơn 30 triệu USD (630 tỉ đồng và vẫn tiếp tục tăng), trở thành bộ phim tài liệu/độc lập ăn khách nhất mọi thời đại tại Hàn Quốc.

Một ví dụ để so sánh, tại Mỹ - thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới và lớn gấp nhiều lần Hàn Quốc - bộ phim tài liệu thành công nhất cũng nhờ hiệu ứng “WOM” là Citizen four - kể về cuộc phỏng vấn bí mật của nữ đạo diễn Laura Poitras với cựu nhân viên tình báo bị săn đuổi Edward Snowden, một ứng cử viên của Oscar hạng mục Phim tài liệu, nhưng cũng chỉ thu được 2,2 triệu USD.

Rõ ràng, khi các giá trị hôn nhân ngày càng dễ thay đổi và Hàn Quốc là một trong những nước phát triển có tỉ lệ ly hôn cao nhất thế giới, bộ phim về chuyện tình kéo dài 76 năm là một câu chuyện cổ tích hiện đại cảm động và truyền cảm hứng lớn cho khán giả nước này.

Không mất quá nhiều công sức quảng bá, hầu hết các tờ báo lớn của Hàn Quốc đều dành những lời bình có cánh cho bộ phim.

Hiệu ứng trên mạng xã hội còn mạnh mẽ hơn. Trên trang Facebook chính của bộ phim, có những clip ngắn quay cảnh khán giả trong rạp chiếu - từ già đến trẻ - đều lau nước mắt khi xem phim, thu được hơn 120.000 lượt like (thích) và gần 30.000 lượt comment (bình luận).

Hình ảnh của ông Jo và bà Kang trên phim còn được “chế” dưới hình thức truyện tranh, phim hoạt hình ngắn...

Khi một bộ phim, một tác phẩm nghệ thuật có giá trị “tự thân”, sức mạnh của “WOM” sẽ giúp chúng có sức lan tỏa mạnh mẽ không ngờ.

My love, don’t cross that river không phải là trường hợp đầu tiên thành công lớn nhờ “WOM”, nhưng đây chắc chắn là một cột mốc không chỉ riêng Hàn Quốc mà còn cả ở điện ảnh thế giới về sức mạnh của “truyền miệng”.

LÂM LÊ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế

Bên hông Saigon Square có một gánh chè

83 tuổi, bà Phạm Thị Mai vẫn luôn tay múc chè, lấy ghế, mời người đi đường ghé vào đôi quang gánh đơn sơ, gánh chè để bà có tiền trang trải cho con.

Bên hông Saigon Square có một gánh chè
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar