18/12/2024 18:11 GMT+7

Chuẩn bị bàn giao hàng ngàn km quốc lộ ở phía Nam cho các địa phương quản lý

Khu quản lý đường bộ 4 đã làm việc với 19 sở giao thông vận tải các tỉnh thành để chuẩn bị bàn giao các tuyến quốc lộ.

Chuẩn bị bàn giao hàng ngàn km quốc lộ ở phía Nam cho các địa phương quản lý - Ảnh 1.

Dự án BOT quốc lộ 51 chưa thể xác lập tài sản sở hữu toàn dân - Ảnh: A LỘC

Ngày 18-12, Khu quản lý đường bộ 4 và Ban quản lý dự án 8 (Cục Đường bộ Việt Nam) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. 

Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng là chuẩn bị hồ sơ các tuyến quốc lộ để phân cấp phân quyền về cho các địa phương quản lý.

Đã làm việc với 19 địa phương về dự kiến bàn giao các tuyến quốc lộ

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thành - giám đốc Khu quản lý đường bộ 4 (Cục Đường bộ Việt Nam) - cho biết hiện đơn vị được giao quản lý các tuyến quốc lộ và các dự án cao tốc trải dài qua 22 tỉnh thành phía Nam từ Ninh Thuận, Lâm Đồng đến Cà Mau. Tổng chiều dài các tuyến đường quản lý khoảng 5.352km.

Trong đó, đơn vị trực tiếp quản lý bảo dưỡng thường xuyên trên 31 tuyến quốc lộ và một số đoạn, tuyến cao tốc với chiều dài 3.074km. Thực hiện quản lý 14 dự án BOT quốc lộ đang khai thác với 456km, 3 dự án BOT cao tốc dài 138km. Đồng thời quản lý khu vực 26 đoạn tuyến quốc lộ đã ủy quyền cho 11 sở giao thông vận tải các tỉnh thành.

Theo ông Thành, thời gian qua công tác chuẩn bị hồ sơ phân cấp quốc lộ về địa phương cũng đã được đơn vị quan tâm đặc biệt. Đơn vị đã làm việc với 19 sở giao thông vận tải địa phương về dự kiến bàn giao các tuyến quốc lộ.

Khi nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Đường bộ 2024 được ban hành, Khu quản lý đường bộ 4 sẽ triển khai ngay công tác bàn giao cho địa phương.

Các dự án BOT cần chuẩn bị hồ sơ trước ngày dừng thu phí

Từ thực tiễn quản lý, Khu quản lý đường bộ 4 đã kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam chủ động rà soát các dự án BOT đường bộ còn lại và yêu cầu nhà đầu tư lập phụ lục danh mục tài sản để hoàn thiện hồ sơ xác lập sở hữu toàn dân. Quá trình này cần được thực hiện ít nhất 6 tháng trước thời điểm dự kiến dừng thu phí.

Đề xuất này nhằm tránh tình trạng cơ quan nhà nước bị động trong việc hoàn thiện hồ sơ và chuyển giao tài sản. Đồng thời cơ quan có thẩm quyền cần ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng ngay khi nhà đầu tư BOT thông báo dừng bảo trì kết cấu hạ tầng. Đây là cơ sở để trình cấp thẩm quyền xem xét việc bố trí vốn bảo trì cho đoạn tuyến tiếp nhận trong thời gian chờ xác lập sở hữu toàn dân.

Thông tin về tình hình dự án BOT quốc lộ 51, đại diện Văn phòng quản lý đường bộ IV.2 (Khu quản lý đường bộ 4) cho hay tuyến đường dài 73,6km đi qua hai địa phương Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện lưu lượng xe qua tuyến này lên tới 60.500 xe/ngày đêm (gấp 5-6 lần so với thiết kế ban đầu). Trong khi đó, BOT quốc lộ 51 đã dừng thu phí từ tháng 1-2023. Từ đó nhà đầu tư cũng dừng thực hiện công tác duy tu, đảm bảo an toàn giao thông.

Trong năm 2024, ngoài nguồn kinh phí bảo dưỡng thường xuyên hằng năm, tuyến quốc lộ 51 đã được bố trí thêm kinh phí để sửa chữa các đoạn hư hỏng có tính chất cấp bách. Tuy nhiên do đã khai thác trong thời gian dài (10 - 12 năm), cùng với lượng xe ngày càng tăng, đặc biệt là xe tải nặng, quốc lộ 51 đang phát sinh nhiều vấn đề về hư hỏng mặt đường, hệ thống thoát nước...

Vì vậy để đảm bảo an toàn giao thông, quốc lộ 51 cần được bố trí thêm kinh phí để tiếp tục sửa chữa hư hỏng. Bên cạnh đó, dự án cần sớm hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu tài sản toàn dân để thuận lợi cho công tác quản lý. Về lâu dài cần kế hoạch đại tu, nâng cấp toàn tuyến đường này.

Lên phương án đảm bảo an toàn cho người dân về quê dịp lễ Tết

Tại hội nghị, bà Phan Thị Thu Hiền, phó cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, đã biểu dương nỗ lực của Khu quản lý đường bộ 4 trong việc xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến an toàn giao thông trên các tuyến đường được giao quản lý, đặc biệt là tuyến quốc lộ 51.

Dịp lễ Tết 2025 đang đến gần, bà Hiền nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người dân đi lại. Theo đó, Khu quản lý đường bộ 4 khẩn trương xây dựng phương án chi tiết và kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan. Đồng thời rà soát, bổ sung các trạm dừng nghỉ để phục vụ người dân về quê ăn Tết.

Phân quyền quản lý quốc lộ: Nâng trách nhiệm của địa phương

Theo Luật Đường bộ Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 1-1-2025), quốc lộ sẽ được phân quyền cho UBND cấp tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng là hai 'tư lệnh' ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar