07/03/2019 08:55 GMT+7

Chữa hết HIV nhờ người đột biến gen

TS LÊ ĐỨC DŨNG (Bệnh viện Đại học Wuerzburg, CHLB Đức)
TS LÊ ĐỨC DŨNG (Bệnh viện Đại học Wuerzburg, CHLB Đức)

TTO - Bệnh nhân ở London vừa trở thành người thứ 2 trên thế giới hết nhiễm virút HIV sau khi được ghép tủy từ một người hiến tặng có đột biến gen kháng HIV.

Chữa hết HIV nhờ người đột biến gen - Ảnh 1.

Quy trình ghép tủy cho người nhiễm HIV - Ảnh: R. K. Gupta

Bệnh nhân - được gọi là "bệnh nhân London"- bị nhiễm HIV vào năm 2003, đến năm 2012 bị chẩn đoán mắc bệnh Hodgkin’s Lymphoma, một dạng ung thư hệ bạch huyết.

Ghép tủy thành công

Năm 2016 bệnh tình của bệnh nhân trở nặng và các bác sĩ đã quyết định ghép tủy để điều trị Hodgkin’s Lymphoma. 

Người hiến tủy là một người không có họ hàng với bệnh nhân, và điều đặc biệt là người hiến tặng có một đột biến của thụ thể CCR5. 

Quá trình ghép tủy diễn ra thành công, tuy sau đó bệnh nhân này mắc phải tác dụng phụ của ghép tủy được gọi là Graft vesus Host Disease (GvHD), là hiện tượng các tế bào miễn dịch của người cho tấn công tế bào người nhận. 

Đây là tác dụng phụ xảy ra phổ biến khi tiến hành ghép tủy.

Sau 3 năm ghép tủy và 18 tháng dừng dùng thuốc kháng virút, các nhà khoa học đã không còn tìm thấy virút HIV trong cơ thể bệnh nhân. 

Kết quả của quá trình điều trị và nghiên cứu trường hợp này vừa được giáo sư Ravindra Gupta và đồng nghiệp công bố trên tạp chí khoa học số 1 thế giới Nature.

Trước đó, một bệnh nhân khác tên là Timothy Ray Brown, hay còn được gọi là "bệnh nhân Berlin", cũng bị nhiễm HIV, sau đó bị ung thư máu. 

Năm 2008 các bác sĩ cũng đã ghép tủy cho bệnh nhân này từ một người hiến tặng có đột biến gen của thụ thể CCR5. Cho đến nay "bệnh nhân Berlin" vẫn sống khỏe mạnh và không còn virút HIV.

Đột biến thụ thể CCR5 có thể kháng nhiễm HIV?

CCR5 là một thụ thể biểu hiện trên bề mặt các tế bào bạch huyết, đặc biệt là lympho T và đại thực bào. 

Có một điều mà các nhà khoa học đã biết đó là virút HIV sử dụng CCR5 như một đồng thụ thể để xâm nhập vào tế bào miễn dịch. Virút HIV sẽ nhân lên trong tế bào đó, tế bào miễn dịch sẽ bị chết hoặc sẽ bị tiêu diệt. 

Từ đó làm cho hệ miễn dịch cơ thể yếu dần, không có khả năng chống lại các bệnh lây nhiễm và các bệnh khác. 

Có khoảng 1% dân số trên thế giới, đặc biệt tập trung ở vùng Bắc Âu, có đột biến về CCR5 còn gọi là "CCR5 delta 32", người Đông Á và một phần châu Phi hầu như không có đột biến này. 

Khi bị đột biến thì thụ thể CCR5 mất chức năng hoạt động, từ đó HIV không thể xâm nhập vào các tế bào miễn dịch.

Lý do thực sự làm bệnh nhân hết HIV

Về quy trình điều trị, đầu tiên bệnh nhân sẽ được hóa trị hoặc xạ trị để tiêu diệt hết tế bào máu và tủy xương, sau đó bệnh nhân sẽ được ghép tủy là những tế bào tạo máu. 

Những tế bào máu của bệnh nhân sẽ được thay thế bằng tế bào máu của người cho. 

Và khi đó HIV không thể nhiễm được vào những tế bào máu mới này, bởi vì thụ thể CCR5 trên tế bào máu mới không hoạt động. 

Về mặt lý thuyết là như vậy, nhưng các nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa chắc chắn về cơ chế hết lây nhiễm HIV của bệnh nhân. 

Họ cũng không chắc liệu đột biến CCR5 là lý do chính hay là do bệnh tác dụng phụ ghép chống tủy (GvHD) hay một cơ chế khác nữa. 

Vì có một điểm chung giữa hai bệnh nhân London và Berlin là cả hai đều có GvHD sau khi ghép tủy.

Liệu phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi?

Thành công ở bệnh nhân London cho thấy phương pháp điều trị này có thể lặp lại trên bệnh nhân khác sau thành công của bệnh nhân Berlin.

Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn cho rằng phương pháp này khó áp dụng rộng rãi để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HIV khác bởi vì đây là phương pháp điều trị khá đắt, nhiều rủi ro.

Trước khi được ghép tủy bệnh nhân phải được hóa trị hoặc xạ trị, đây là hai phương pháp rất gây hại cho cơ thể, làm cơ thể suy yếu nghiêm trọng và có thể tử vong.

Ghép tủy cũng thường gây ra tác dụng phụ là ghép chống tủy (GvHD), có khoảng 30-60% bệnh nhân gặp GvHD cấp tính và khoảng 15-30% trong đó tử vong.

Có khoảng 50% bệnh nhân bị GvHD mãn tính và phải dùng thuốc điều trị lâu dài, chất lượng cuộc sống bị giảm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, việc tìm được người hiến tủy phù hợp có đột biến CCR5 cũng không dễ dàng.

Hiện nay đã có nhiều loại thuốc có thể kiểm soát tốt HIV, các bệnh nhân nhiễm HIV vẫn có thể duy trì cuộc sống giống với những người không bị nhiễm, do vậy các nhà khoa học cho rằng phương pháp điều trị này hiện nay chỉ nên áp dụng cho số lượng nhỏ bệnh nhân nhiễm HIV kèm theo ung thư.

TTO - Một người đàn ông nhiễm HIV sống ở London đã trở thành người thứ hai trên thế giới không còn virút HIV sau khi được ghép tủy từ một người hiến tạng có gen đột biến kháng HIV.

TS LÊ ĐỨC DŨNG (Bệnh viện Đại học Wuerzburg, CHLB Đức)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc thực hiện rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả.

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng đưa ra thị trường, do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar