07/05/2025 18:26 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chủ tịch Quốc hội: Ai là bí thư, phó bí thư, chủ tịch UBND, HĐND cấp xã, bố trí cán bộ là việc khó

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính thì dễ, nhưng việc chọn, bố trí cán bộ mới khó.

sáp nhập - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 7-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về việc sửa đổi Hiến pháp, các Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Cán bộ, công chức.

Bố trí ai là bí thư, phó bí thư, chủ tịch UBND, HĐND cấp xã khi sáp nhập?

Phát biểu tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết việc sửa Hiến pháp và các luật liên quan là giai đoạn 2 của đợt tinh gọn bộ máy, sắp xếp, sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động cấp huyện.

Ông cho biết nhân dân và cử tri rất mong đợi kỳ họp Quốc hội lần này, vì mong muốn bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Việc sắp xếp bộ máy tinh gọn sẽ tạo nguồn lực phát triển đất nước.

Trong đó nhờ kết quả bước đầu của sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non tới phổ thông khoảng 30.000 tỉ đồng.

Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chỉ đạo nghiên cứu việc thực hiện khám sức khỏe cho người dân mỗi năm ít nhất một lần, dự kiến kinh phí theo lãnh đạo Bộ Y tế là khoảng 25.000 tỉ đồng.

Ông khẳng định tinh gọn bộ máy chúng ta mới có nguồn lực lo an sinh xã hội. Một số nước thu nhập thấp hơn Việt Nam, nền kinh tế thấp hơn nhưng họ vẫn lo cho người dân, học sinh học hành miễn học phí toàn bộ, nhà ở, viện phí miễn toàn bộ.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý hiện nay các cơ quan từ Trung ương tới địa phương đang mong chờ việc sửa đổi Hiến pháp được Quốc hội thông qua để kết thúc cấp huyện, sắp xếp, sáp nhập tỉnh, xã.

Tuy nhiên việc sắp xếp, sáp nhập thì dễ, nhưng bây giờ chọn cán bộ mới khó. "Bố trí ai là bí thư, phó bí thư, chủ tịch UBND, HĐND cấp xã? Không phải cán bộ cấp xã nào hiện nay cũng làm được", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Ông cho rằng khi kết thúc cấp huyện phải làm rõ việc gì giao về cho xã, việc gì chuyển về tỉnh quản lý.

Ông dẫn chứng chỉ hai sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tài nguyên và Môi trường mà 3 tỉnh sáp nhập "tổng cộng là 6 sở, 6 ông giám đốc sở giờ chỉ còn 1 ông". Rồi phó giám đốc sở có thể giữ nguyên trạng nhưng cấp dưới nữa phải tăng cường cho xã làm công tác chuyên môn.

Ông cho biết vì tính chất phức tạp của việc sắp xếp, bố trí cán bộ sau sáp nhập nên cuối tuần nào Bộ Chính trị cũng họp với các địa phương. "Sắp xếp dễ, nhưng bố trí cán bộ mới khó", ông Mẫn nhắc lại.

sáp nhập - Ảnh 2.

Quang cảnh phiên họp tổ - Ảnh: GIA HÂN

Người dân rất lo trụ sở sau sắp xếp bỏ hoang, gây lãng phí

Ngoài sắp xếp, bố trí cán bộ, theo ông Mẫn, một việc khó nữa là sắp xếp nơi làm việc của đơn vị mới cũng như xử lý trụ sở của đơn vị cũ.

"Hiện các địa phương rất lo. Người dân cũng rất lo trụ sở sau sắp xếp bỏ hoang, gây lãng phí", ông nói, đồng thời nhắc lại Tổng Bí thư đã yêu cầu phải sử dụng các trụ sở dôi dư sau sáp nhập cho giáo dục, y tế.

Ông nói vừa qua Bộ Chính trị, Ban Bí thư hết sức quyết liệt trong vấn đề lãng phí.

"Thủ tướng nói ngày hôm kia, Quốc hội tháo gỡ khó khăn cho dự án tồn đọng thì có thể có 235 tỉ USD. Con số này rất lớn vì nền kinh tế có 476 tỉ mà chỉ riêng các dự án tồn đọng đã 235 tỉ USD", ông thông tin.

Chủ tịch Quốc hội nêu trong việc sửa Hiến pháp, các luật liên quan tại kỳ này, Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội thống nhất phân cấp mạnh cho địa phương.

Ông đề nghị đại biểu từ thực tiễn địa phương, có vấn đề gì có thể góp ý, đảm bảo thực hiện "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

"Đơn cử bây giờ giao dự án, tiền cho địa phương thì địa phương phải chịu trách nhiệm, quyết và làm. Còn dự án, tiền giao nhưng phải lên báo với Trung ương mất thời gian", ông Mẫn nhấn mạnh.

Đồng thời cho biết sắp tới Quốc hội cũng sẽ không quản lý dự án, danh mục dự án, mà chỉ quản lý tổng thể thu, chi ngân sách.

Ông nhấn mạnh thêm cần quán triệt phân cấp về cho địa phương, giảm bớt thủ tục để thúc đẩy thực thi chính sách.

"Địa phương có nguồn lực mới quyết, làm và chịu trách nhiệm được. Nói quyết, làm, chịu trách nhiệm mà không có tiền không làm được", ông nói và nhắc lại Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần đã nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: 'Bỏ thi nâng ngạch, chế độ tập sự, cán bộ công chức sẽ rất vui'

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay khi bỏ thi nâng ngạch, bỏ quy định tập sự, chắc hẳn đội ngũ cán bộ, công chức sẽ rất vui và thấy rất hợp lý.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nỗi đau của gia đình có con học lớp 3 bị xe tông

Trải qua 7 lần phẫu thuật phần đầu, 13 tháng nằm 5 bệnh viện, tốn gần 1 tỉ đồng tiền điều trị cậu bé học sinh lớp 3 vẫn phải "sống đời thực vật".

Nỗi đau của gia đình có con học lớp 3 bị xe tông

Dự kiến sau sắp xếp, cả nước còn hơn 290.000 biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp xã

Dự kiến kinh phí tiết kiệm chi tiền lương và định mức chi hành chính trong giai đoạn từ 2026-2030 của cả nước khoảng 190.500 tỉ đồng.

Dự kiến sau sắp xếp, cả nước còn hơn 290.000 biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp xã

Vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' xin nghỉ học: Nhà trường báo cáo gì?

Trường THPT Cao Bá Quát (Đắk Lắk) đã có báo cáo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này liên quan việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' xin nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' xin nghỉ học: Nhà trường báo cáo gì?

Người dân 'giải cứu' hàng tấn dưa hấu giúp bác tài sau tai nạn

Người dân Nghệ An cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau vụ tai nạn giao thông với xe giường nằm sáng 10-5.

Người dân 'giải cứu' hàng tấn dưa hấu giúp bác tài sau tai nạn

Cây bằng lăng đại thụ gốc to 2 mét hút du khách mê check-in thượng nguồn sông Gianh

Ở thượng nguồn sông Gianh, thuộc địa phận xã Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), có một cây bằng lăng cổ thụ sừng sững như một biểu tượng của sự trường tồn. Hoa đang đến mùa nở rộ, khiến nhiều người thích thú đến check-in.

Cây bằng lăng đại thụ gốc to 2 mét hút du khách mê check-in thượng nguồn sông Gianh

Lập tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại vịnh Đà Nẵng

Chủ tịch Đà Nẵng là tổ trưởng tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại vịnh Đà Nẵng.

Lập tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại vịnh Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar