10/07/2019 12:35 GMT+7

Cho phép được tức giận để tránh trầm cảm

H.P.L
H.P.L

TTO - Thường thì chẳng ai muốn mình đau khổ buồn bã, hay giận dữ cả. Có những cảm xúc tiêu cực có thể khiến cho chúng ta cảm thấy bất lực, thất bại, hoặc chán ghét bản thân.

Cho phép được tức giận để tránh trầm cảm  - Ảnh 1.

Vì vậy mà sâu bên trong chúng ta luôn luôn có một nhu cầu cần phải liên tục hối thúc bản thân làm một điều gì đó, để thay đổi tâm trạng này, khiến nó trở nên tích cực vui vẻ hơn.

Bằng nhiều cách khác nhau như đi chơi, làm một chuyện khác quên đi nỗi buồn đấy, cố gắng thuyết phục bản thân đừng khóc phải vui vẻ… nhưng đó chính là nguyên nhân khiến chúng ta không thực sự thấu hiểu cảm xúc của bản thân, nó dẫn đến hệ quả như trầm cảm, lạc lối, không biết rõ mình thích gì, cần gì, muốn gì.

Tương tự như người lớn, trẻ nhỏ cũng có những cảm xúc của riêng mình, nhưng khác với sự im lặng của người lớn, từ lúc biết đi cho đến hết tiểu học, trẻ nhỏ thường dùng hành vi như một phương tiện giao tiếp truyền đạt thông tin.

Hãy cố gắng đừng suy diễn và gán ghép động cơ cho hành vi của con. Điều cần làm là dạy trẻ kỷ luật để trẻ biết cách chuyển tải cảm xúc bằng phương pháp thích hợp.

Khi chúng ta thường xuyên không được bộc lộ cảm xúc khi còn nhỏ, bản thân chúng ta vô hình trung không dám thừa nhận một phần có thật trong chính mình, thì lâu dần chúng ta sẽ bị ức chế tâm lý, dẫn tới trầm cảm, tự ti, không hiểu nổi mình, luôn cảm thấy lạc lõng với mọi chuyện.

Trong cuốn sách của tác giả Sara Au-Peter L. Stavinoha, đã đề cập đến một phương pháp giúp trẻ hình thành thói quen giải tỏa cảm xúc một cách lành mạnh hơn ngay từ nhỏ.

Cuốn sách cũng nhắc tới rất nhiều phương pháp khác như:

- Bạn phải cho con có Time-In tốt thì Time-Out mới đem lại hiệu quả.

- Một khoảng thời gian một mình để trẻ có cơ hội được lắng nghe, thấu hiểu chính mình nhiều hơn, học cách miêu tả cảm xúc của mình, thay vì phớt lờ đi tất cả.

- Sau đó mới là quá trình chia sẻ, và đón nhận từ phía bố mẹ.

Để tránh việc tích góp lỗi lầm của con, dẫn đến việc làm "biến sắc" mối quan hệ của bạn và con. Cho dù ngày hôm qua con có bao nhiêu hành vi có vấn đề chăng nữa, thì khởi đầu ngày mới, con cũng sẽ được xóa tội. Con phải hiểu rằng chúng vẫn được yêu bất kể đã xảy ra chuyện gì và rằng chúng vẫn có lý do để cố gắng thành công ngày hôm nay.

Ngoài ra đôi khi, trẻ sẽ nói "Con ghét ba" hoặc "Con sẽ không mời mẹ đến tiệc sinh nhật của con", thì cố gắng đừng cảm thấy bị xúc phạm vì bất kỳ câu nói nào kiểu như thế này và hãy áp dụng chiến lược Rút lui, chiến lược được bàn đến kĩ trong cuốn sách Kỷ luật không nước mắt.

TTO - Con được nghỉ hè sau khi 'tốt nghiệp' lớp 1. Đêm qua cha nghe mẹ kể là từ hôm nghỉ hè tới nay mới hơn nửa tháng mà con đã tự giác đọc được nhiều sách. Nước mắt cha chực trào vì hạnh phúc...

H.P.L

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

'Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời' bản tiếng Trung đoạt giải tại Trung Quốc

Cuốn sách của tác giả Vũ Thế Long vừa đoạt giải Sách Đông Nam Á có ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025.

'Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời' bản tiếng Trung đoạt giải tại Trung Quốc

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Để đưa văn chương Việt ra quốc tế cần có nhiều yếu tố cộng hưởng từ các nhà xuất bản, công ty sách, dịch giả và chính bản thân tác giả.

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar