19/11/2011 07:47 GMT+7

Cho nụ hoa bung cánh

DƯƠNG THU TRANG(giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM)
DƯƠNG THU TRANG(giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM)

TT - Bài văn đong đầy yêu thương của Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11A1 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã làm rung động không biết bao nhiêu con tim suốt thời gian qua. Nhưng có lẽ câu chuyện của Hiếu sẽ khó có thể đến được với mọi người nếu không có cô giáo dạy văn Đặng Nguyệt Anh.

Ngoài việc đổi mới về phương pháp giảng dạy và cách ra đề, cô đã khơi dậy giá trị tốt đẹp ở học trò qua cách chấm bài. Nếu một giáo viên cứng nhắc trong tư duy và lạnh lùng trong xúc cảm thì bài viết của Nguyễn Trung Hiếu sẽ bị phê là sai kiểu bài. Một bài văn nghị luận xã hội sẽ được khai thác bằng các thao tác nghị luận tương ứng. Hiếu lại viết dưới dạng một bức thư... Nhưng điều đó đã không còn quan trọng bởi sự đồng cảm từ bài viết đã mang cô giáo đi xa trong thế giới chỉ còn tình yêu và sự thổn thức. Để cô nhận ra rằng có những lúc chân lý phải nghiêng mình trước đạo lý.

Ở góc độ sư phạm, qua bài văn, cô hiểu hơn học sinh của mình. Và cô biết mình cần làm gì ngoài việc dạy chữ. Chính quan niệm dạy học nhân văn này đã tạo sự cộng hưởng tốt đẹp trong xã hội, giúp giới trẻ định hướng được giá trị sống bằng việc soi mình vào “nhân vật” của bài văn. Thật không gì ý nghĩa hơn!

Chúng ta cũng sẽ khó quên được hình ảnh thầy Nguyễn Hữu Nhân (Đồng Tháp) qua bài “Lớp chủ nhiệm của tôi” trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần số tuần này. Cái cách thầy gieo niềm tin nơi trò nhỏ và vực em dậy trong gia cảnh đơn chiếc để tin rằng một ngày nào đó em sẽ gặp lại mẹ để nói rằng: Mẹ ơi! Con đã thành người... Hay “Cuộc chiến giành lại học trò từ tiệm net” của thầy cũng “ngoạn mục” không kém cách mà thầy giáo Mỹ Frank McCourt nhặt chiếc bánh mì do học sinh ném vào mình để ăn... Hết thảy điều thầy nghĩ, cách thầy làm đều không nằm ngoài sự trăn trở đầy yêu thương của một nhà giáo trước những đổi thay của xã hội đương đại mà học sinh chưa kịp trưởng thành. Và thầy đã không để các em đơn độc trong hành trình đó.

Không chỉ cô Nguyệt Anh hay thầy Hữu Nhân, chúng ta cũng đã từng biết đến rất nhiều người thầy, người cô tận tâm, sáng tạo, hết mình vì học trò. Đặc biệt, trong những ngày này, trên khắp các mặt báo, trên khắp các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể gặp gỡ được rất nhiều gương mặt thầy cô giáo khác luôn biết đốt cháy đam mê nghề nghiệp để thắp sáng lương tri cho nhiều thế hệ học trò.

Từ đó chúng ta có thể nhận thấy nếu giáo dục là khai sáng trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn cho học sinh thì nội dung thứ hai thật sự quan trọng và cần thiết. Người học sẽ khó đồng cảm và thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp nếu thiếu đi sự định hướng đầy ân tình của người thầy. Khi trải lòng mình qua những lời nói, cử chỉ và cách giải quyết tình huống sư phạm, người giáo viên sẽ giúp giới trẻ định hình được giá trị sống. Và đó là điều mà xã hội mong đợi.

Vì những ý nghĩa nhân văn cao cả đó mà chúng ta - những người thầy sẽ cùng làm cho cánh đồng cuộc sống bớt hoang vu, góp thêm ánh sáng để những nụ hoa kia nhẹ nhàng bung cánh, làm động cơ để bật tung những sức mạnh... Những sức mạnh, ánh sáng kia sẽ biến cuộc sống đời thường thành những điều kỳ diệu, sẽ từ khối bất động sáng tạo ra cái đẹp. Cái đẹp của giá trị sống đích thực. Từ đó, giúp giới trẻ nhận ra: “Luật của cuộc sống ở trong sự tử tế của tâm hồn chúng ta. Nếu con tim của chúng ta trống rỗng thì không có luật nào hay tổ chức nào có thể lấp đầy” - Lev Tolstoy.

DƯƠNG THU TRANG(giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar