28/04/2021 06:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chính quyền quân sự Myanmar muốn 'ổn định' trước khi xem xét đề xuất của ASEAN

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Chính quyền quân sự Myanmar gọi các đề xuất tại cuộc gặp giữa lãnh đạo các nước ASEAN là "mang tính xây dựng", nhưng ưu tiên của Myanmar lúc này là "duy trì trật tự và pháp luật", khôi phục hòa bình.

Chính quyền quân sự Myanmar muốn ổn định trước khi xem xét đề xuất của ASEAN - Ảnh 1.

Thống tướng Min Aung Hlaing - Ảnh: REUTERS

Ngày 27-4, trong một tuyên bố được đăng lên trang web của Bộ Thông tin Myanmar, chính quyền quân sự Myanmar cho biết họ sẽ "xem xét cẩn thận các đề xuất mang tính xây dựng của các lãnh đạo ASEAN khi tình hình ổn định trở lại ở Myanmar", theo Hãng tin Reuters.

Họ cho biết ưu tiên vào lúc này của Myanmar là "duy trì pháp luật và trật tự", "khôi phục yên bình và sự hòa bình trong cộng đồng".

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, dự một cuộc gặp với lãnh đạo các nước ASEAN cuối tuần qua. Đây là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông kể từ chính biến hôm 1-2.

Lúc đó, các lãnh đạo ASEAN đã ra tuyên bố "đồng thuận 5 điểm", gồm kêu gọi "chấm dứt bạo lực ngay lập tức" và cho phép đặc phái viên của khu vực tới thăm Myanmar.

Trao đổi với Hãng tin AFP, người phát ngôn Zaw Min Tun của chính quyền quân sự Myanmar nói rằng họ "hài lòng" với chuyến đi trên và cho biết họ đã có thể giải thích "tình hình thật sự" với lãnh đạo các nước ASEAN.

Chính quyền quân sự Myanmar nói rằng các đề xuất tại cuộc gặp trên sẽ được "xem xét tích cực" nếu chúng tạo điều kiện cho "lộ trình" của chính quyền quân sự Myanmar và "phục vụ lợi ích của quốc gia".

Theo Hãng tin Reuters, đây là những bình luận chính thức đầu tiên của chính quyền quân sự Myanmar về cuộc gặp trên. Họ không đề cập trực tiếp tới "sự đồng thuận 5 điểm".

Cũng trong ngày 27-4, một bài đăng khác trên trang web của Bộ Thông tin Myanmar nói rằng thống tướng Min Aung Hlaing và các thành viên khác trong "Hội đồng quản lý nhà nước" Myanmar đã thảo luận về việc gắn mác CRPH (nhóm các nghị sĩ chống chính quyền quân sự Myanmar hiện sống lưu vong hoặc đang lẩn trốn) là "tổ chức khủng bố căn cứ theo luật chống khủng bố".

Ngày 27-4, ông Thomas Andrews, báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền ở Myanmar của Liên Hiệp Quốc, đã gửi thư kêu gọi thống tướng Min Aung Hlaing cam kết thực hiện kế hoạch của ASEAN.

Phe đối lập ở Myanmar: Đồng thuận về Myanmar của ASEAN là tin 'đáng khích lệ'

TTO - Phe đối lập, chủ yếu gồm các cựu nghị sĩ thuộc Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ, hoạt động ngầm ở Myanmar, ca ngợi thỏa thuận của ASEAN về chấm dứt bạo lực ở Myanmar là "tin khích lệ".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar