25/04/2021 06:32 GMT+7

ASEAN kêu gọi quân đội Myanmar chấm dứt bạo lực, thả toàn bộ chính trị gia bị bắt

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Những trao đổi thẳng thắn và thiết thực của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thời gian qua đã đặt nền tảng quan trọng cho việc tìm kiếm giải pháp giúp Myanmar.

ASEAN kêu gọi quân đội Myanmar chấm dứt bạo lực, thả toàn bộ chính trị gia bị bắt  - Ảnh 1.

Các lãnh đạo và đại diện ASEAN tại cuộc họp ở Jakarta, Indonesia ngày 24-4 - Ảnh: TWITTER/Văn phòng Thủ tướng CAMPUCHIA

Để có một cuộc thảo luận toàn diện nhằm đạt giải pháp chính trị thậm chí còn khó hơn, nhưng ít nhất đã có những bước tiến mà chúng tôi có thể thực hiện.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Tại hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN tại Jakarta (Indonesia) ngày 24-4, lãnh đạo và đại diện các nước đã trình bày 5 điểm đồng thuận trong việc hỗ trợ Myanmar vượt qua bất ổn kể từ sau cuộc chính biến ngày 1-2.

"Thành công ngoài mong đợi"

Trước sự kiện, các nước ASEAN bày tỏ quan ngại về những cuộc biểu tình chết người ở Myanmar, khẳng định mong muốn hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp hòa bình, tiến tới hòa giải vì lợi ích và cuộc sống của người dân.

ASEAN có trách nhiệm trong việc giúp đỡ Myanmar như một thành viên, đồng thời cũng kỳ vọng sớm ổn định tình hình Myanmar theo mong muốn của cộng đồng quốc tế.

Theo tổng thống nước chủ nhà Indonesia Joko Widodo, các lãnh đạo ASEAN hôm 24-4 đã kêu gọi lãnh đạo quân đội Myanmar - thống tướng Min Aung Hlaing - chấm dứt bạo lực và thả toàn bộ các chính trị gia bị bắt từ ngày 1-2.

Về các phương án hỗ trợ tình hình an ninh và chính trị, một số lãnh đạo ASEAN đề xuất đóng vai trò trung gian cho các cuộc đối thoại của Myanmar. Theo ông Widodo, các lãnh đạo ASEAN mong sẽ có một đặc sứ ASEAN được gặp gỡ tất cả các bên liên quan ở Myanmar.

Theo lời thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, phía Myanmar đã đồng ý một đề xuất nhằm chấm dứt bạo lực. hãng thông tấn Bernama của Malaysia dẫn lời ông Yassin khẳng định cuộc họp đã diễn ra thành công: “Chúng tôi đã thành công. Việc đạt được kết quả từ cuộc họp hôm nay là điều vượt ngoài mong đợi”.

Mở lối cho khủng hoảng

Ngoài chấm dứt bạo lực, phía Myanmar vừa qua cũng phát đi tín hiệu lạc quan thể hiện tinh thần muốn hợp tác với các nỗ lực chung của ASEAN nhằm hỗ trợ nước này giải quyết khó khăn kể từ sau chính biến.

Theo lời thủ tướng Singapore Lý hiển Long, thống tướng Myanmar Min Aung hlaing nói ông không phản đối phương án một phái đoàn ASEAN thăm Myanmar để hỗ trợ xử lý khủng hoảng.

“Vào cuối cuộc họp, thống tướng Min Aung hlaing đáp lại các đề xuất. Ông ấy nói ông lắng nghe chúng tôi, và sẽ tiếp thu những điểm ông xem là hữu ích, và rằng ông không phản đối ASEAN thể hiện một vai trò mang tính xây dựng, không phản đối chuyến thăm của một phái đoàn ASEAN hay viện trợ nhân đạo. Ông ấy cũng nói Myanmar sẽ tiến lên và phối hợp mang tính xây dựng với ASEAN” - Đài Channel News Asia dẫn lời thủ tướng Lý hiển Long. 

Nhà lãnh đạo Singapore cũng lưu ý đây mới chỉ là sự khởi đầu, vì nói ngưng bạo lực và thả tù nhân chính trị là một chuyện, việc thực thi cam kết là một chuyện khác. Tuy nhiên, ông Lý khẳng định hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN lần này về tổng thể là một cuộc họp rất hiệu quả, vì đã chỉ ra những bước tiến tiếp theo cho ASEAN.

“Nếu ASEAN không gặp gỡ nhau hay không thể đưa ra một kết luận nào về vấn đề này thì đây còn là kết quả tệ hơn nữa” - ông Lý nói. 

Việc các lãnh đạo ASEAN tìm thấy tiếng nói chung cho giải pháp Myanmar, cũng như việc phía Myanmar thể hiện thiện chí đã phần nào mở ra hi vọng cho tương lai sớm bình ổn của quốc gia này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ từ Myanmar, cựu biên tập viên tờ Myanmar Times - ông Aung Shin - thừa nhận ban đầu không đặt quá nhiều kỳ vọng vào kết quả cuộc họp lần này, nhưng các lãnh đạo ASEAN đã thể hiện sự tôn trọng với người dân Myanmar, tôn trọng nguyện vọng của họ. 

“Lãnh đạo các nước ASEAN đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định đối với một quốc gia thành viên như Myanmar, cũng như sự hòa giải trong Myanmar. Đây là những nỗ lực rất đúng đắn, đáng trân trọng và mang lại lợi ích không chỉ riêng cho Myanmar” - ông nói với Tuổi Trẻ.

Thủ tướng đề nghị ASEAN phối hợp ở Liên Hiệp Quốc

Chiều 24-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự cuộc họp Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN. Chia sẻ ý kiến của lãnh đạo các nước ASEAN về tình hình Myanmar và vai trò của ASEAN, Thủ tướng khẳng định trên cương vị ủy viên không thường trực và hiện đang là chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tháng 4-2021, Việt Nam đã nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm ra giải pháp phù hợp cho tình hình Myanmar.

Thủ tướng đề nghị các nước ASEAN phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn của Liên Hiệp Quốc cùng Việt Nam vận động các đối tác ủng hộ và hỗ trợ nỗ lực của ASEAN trong tiếp cận và tìm kiếm giải pháp phù hợp cho Myanmar.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN phối hợp tìm giải pháp cho Myanmar

TTO - Tại cuộc họp ở Indonesia ngày 24-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nước ASEAN phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn của Liên Hiệp Quốc, cùng Việt Nam vận động các đối tác ủng hộ nỗ lực chung cho giải pháp về vấn đề Myanmar.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký nhiều thỏa thuận trị giá ngàn tỉ USD tại Qatar

Ông Trump ca ngợi tình bạn lâu năm của mình với Quốc vương Qatar, nói thêm Qatar đã ký kết 'đơn đặt hàng máy bay lớn nhất trong lịch sử Boeing'.

Ông Trump ký nhiều thỏa thuận trị giá ngàn tỉ USD tại Qatar

Ukraine: Đàm phán phải bắt đầu bằng một lệnh ngừng bắn

Một lệnh ngừng bắn vô điều kiện cũng là đề xuất của Kiev và châu Âu dành cho Nga. Matxcơva phớt lờ lệnh này và đề xuất đàm phán trực tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ukraine: Đàm phán phải bắt đầu bằng một lệnh ngừng bắn

Giáo hoàng đề xuất làm trung gian đàm phán cho hòa bình

Giáo hoàng Leo XIV khẳng định Tòa thánh sẵn sàng làm trung gian cho các nước thù địch, kêu gọi lãnh đạo các quốc gia có xung đột hãy đến gặp và đàm phán.

Giáo hoàng đề xuất làm trung gian đàm phán cho hòa bình

Singapore xây thêm nhà ga T5 sân bay Changi, tăng công suất lên 140 triệu khách

Nhà ga T5 của sân bay Changi được khởi công sau nhiều năm tạm hoãn vì COVID-19, với những thay đổi về thiết kế nhằm phù hợp với nhu cầu đi lại sau đại dịch.

Singapore xây thêm nhà ga T5 sân bay Changi, tăng công suất lên 140 triệu khách

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?

Dù đang trong chuyến công du đến các quốc gia vùng Vịnh, ông Trump vẫn úp mở chuyện ông sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ cho cuộc đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine, nói rằng ông Putin sẽ muốn ông ở đó.

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?

Điện Kremlin lên tiếng sau khi Pháp đưa ra ý tưởng triển khai máy bay hạt nhân ở châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, sau khi ông để ngỏ khả năng triển khai chiến đấu cơ trang bị vũ khí hạt nhân của Paris ở các nước châu Âu khác.

Điện Kremlin lên tiếng sau khi Pháp đưa ra ý tưởng triển khai máy bay hạt nhân ở châu Âu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar