07/07/2025 15:20 GMT+7

Thủ tướng nêu 3 đề xuất tại thượng đỉnh BRICS mở rộng

Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng có sự tham dự của 35 nhà lãnh đạo và đại diện các nước thành viên, nước đối tác cùng các tổ chức quốc tế ngày 6-7.

BRICS - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao ngày 6-7 - Ảnh: TTXVN

Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, chiều 6-7 (giờ địa phương) tại Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".

Sự kiện do Tổng thống Brazil Lula da Silva, chủ tịch BRICS năm 2025, chủ trì, với sự tham dự của 35 nhà lãnh đạo và đại diện các nước thành viên, các nước đối tác và khách mời của BRICS cùng nhiều tổ chức quốc tế.

3 đề xuất tiên phong

Tại phiên thảo luận, các nước nhấn mạnh bối cảnh hiện nay đòi hỏi cần đề cao chủ nghĩa đa phương, cải cách WTO theo hướng công bằng hơn, thúc đẩy thương mại tự do. Bên cạnh đó, huy động sự tham gia của khu vực tư trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), hướng tới nguyên tắc "AI cho mọi người", xem đây là yếu tố cốt lõi trong chiến lược phát triển bền vững quốc gia.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò và đóng góp của các nước phương Nam trong quản trị toàn cầu. Ông khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương nhằm thúc đẩy hợp tác, tăng cường kết nối, giải quyết các thách thức chung, hướng tới xây dựng một thế giới công bằng và bền vững hơn.

Trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động, ông cho rằng các nước cần tiếp tục đề cao đoàn kết, tăng cường hợp tác và đối thoại nhằm xử lý các thách thức với cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện, bao trùm.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra ba đề xuất quan trọng, thiết thực.

Thứ nhất, BRICS và các nước phương Nam cần tiên phong làm sống động lại chủ nghĩa đa phương, kiên trì đối thoại, hợp tác trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Theo Thủ tướng, BRICS cần tham gia tích cực thúc đẩy cải cách các thể chế toàn cầu như Liên hợp quốc, IMF, WB, WTO theo hướng đáp ứng thực tế và nhu cầu của các nước đang phát triển, tăng cường hợp tác Nam - Nam, đẩy mạnh kết nối, xây dựng lòng tin và hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Thứ hai, tiên phong trong thúc đẩy tự do hóa thương mại, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các quốc gia.

Để nâng cao tự chủ chiến lược, BRICS và các nước phương Nam cần tăng cường mở cửa thị trường, đẩy mạnh liên kết chuỗi cung ứng, huy động và chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án y tế, giáo dục, hạ tầng số, chuyển đổi xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ ba là tiên phong phát huy sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ con người, chứ không thay thế con người.

Theo Thủ tướng, BRICS cần cùng các cơ chế đa phương thúc đẩy xây dựng hệ thống quản trị AI toàn cầu công bằng, an ninh, an toàn, dễ tiếp cận. Xây dựng hệ sinh thái AI tuân thủ các giá trị đạo đức, cân bằng giữa đổi mới sáng tạo và lợi ích xã hội.

Bên cạnh đó cần hợp tác xây dựng hạ tầng số, các trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn xanh và hiệu năng cao cũng như phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các chương trình AI vì cộng đồng, giúp mọi người dân tiếp cận và hưởng lợi từ AI.

BRICS - Ảnh 2.

Các nhà lãnh đạo BRICS tại phiên thảo luận - Ảnh: VGP

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về tăng cường hợp tác đa phương, nâng cao vai trò của các nước đang phát triển trong hệ thống quản trị toàn cầu.

Đồng thời qua đó khẳng định cam kết và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, được nhiều nước hoan nghênh, bày tỏ đồng tình và đánh giá cao.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 7-7 với Phiên thảo luận cấp cao về "Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu".

Các tiếp xúc song phương của Thủ tướng

BRICS - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz Canel - Ảnh: VGP

Cũng trong ngày 6-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp lãnh đạo Cuba, Nam Phi, Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á.

Hội kiến Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz Canel, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam dành cho Cuba, trân trọng mời nhà lãnh đạo Cuba sang thăm và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh Việt Nam.

Gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng cho rằng Việt Nam và Nam Phi còn nhiều dư địa để bổ trợ lẫn nhau và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác toàn diện, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục - đào tạo, du lịch, giao lưu nhân dân, từ đó tạo đà nâng quan hệ lên tầm cao mới.

Cảm ơn Nam Phi đã mời lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, người đứng đầu Chính phủ trân trọng mời Tổng thống Ramaphosa sớm thăm Việt Nam. Nhà lãnh đạo Nam Phi khẳng định mong muốn thăm nước ta trong năm 2025.

Tại cuộc gặp, hai bên đã trao đổi về những định hướng lớn để phát triển quan hệ. Trong đó nhất trí cùng nhau nghiên cứu ký kết các thỏa thuận, khuôn khổ pháp lý nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, quốc phòng - an ninh.

Bên cạnh đó, nghiên cứu khả năng mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng khác như năng lượng, khai khoáng, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, phát triển cơ sở hạ tầng, ứng phó biến đổi khí hậu.

BRICS - Ảnh 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa - Ảnh: VGP

Tiếp Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, Thủ tướng đề nghị WHO cử chuyên gia giúp tư vấn cho Việt Nam hoàn thiện thể chế chính sách, phát triển hệ thống y tế cơ sở, cải thiện môi trường, sinh hoạt của người dân, tạo chuyển biến hơn nữa cho phát triển y tế cộng đồng bền vững.

Đáp lại, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đánh giá các chính sách y tế của Việt Nam đang đi đúng hướng, khẳng định sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn giúp Việt Nam như đề nghị.

Gặp ông Kim Lập Quần, chủ tịch Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ưu tiên cao của Việt Nam trong thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trong năm 2025 và hai con số trong những năm tiếp theo.

Về phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược đường bộ, đường sắt, ông đề nghị AIIB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam huy động nguồn lực thực hiện các dự án lớn như tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đồng thời cung cấp các khoản vay ưu đãi tập trung vào các dự án lớn có ý nghĩa "xoay chuyển tình thế", chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.

Ông Kim Lập Quần khẳng định AIIB sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam huy động nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm, bảo đảm năng lượng cho vận hành các tuyến đường sắt tốc độ cao. Ngân hàng cũng sẽ tham gia vào các dự án hạ tầng giao thông, y tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, truyền tải điện và chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam và khu vực.

Nhiều doanh nghiệp Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư vào Việt Nam

Các doanh nghiệp Brazil trong lĩnh vực thực phẩm, nhiên liệu sinh học, hàng không - vũ trụ và nông nghiệp bày tỏ mong muốn hợp tác nhiều hơn nữa với Việt Nam khi được gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kharkiv bị tấn công trong đêm, Nga hoãn hủy hàng trăm chuyến bay

Ukraine cho biết một cuộc tấn công bằng drone của Nga trong đêm đã khiến 27 người bị thương tại thành phố Kharkiv.

Kharkiv bị tấn công trong đêm, Nga hoãn hủy hàng trăm chuyến bay

Tổng thống Nga Putin cách chức bộ trưởng Giao thông

Ngày 7-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ ký sắc lệnh cách chức Bộ trưởng Giao thông vận tải Roman Starovoit.

Tổng thống Nga Putin cách chức bộ trưởng Giao thông

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Tàu hàng trúng đòn tập kích trên Biển Đỏ, bốc cháy

Thủy thủ đoàn của một tàu chở hàng do Hy Lạp vận hành đã buộc phải rời bỏ tàu sau khi bị tấn công bằng súng, done trên biển và tên lửa ở Biển Đỏ vào ngày 6-7.

Tàu hàng trúng đòn tập kích trên Biển Đỏ, bốc cháy

Hơn 330 người bị thương, 2 người chết do bão bất thường ở Đài Loan

Cơn bão Danas đổ bộ vào khu vực đông dân ở phía tây Đài Loan với gió mạnh kỷ lục và mưa lớn gây thiệt hại về hạ tầng và thương vong.

Hơn 330 người bị thương, 2 người chết do bão bất thường ở Đài Loan

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar