29/11/2024 11:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chính phủ nêu lý do không kéo dài dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau

Trong báo cáo giải trình, Chính phủ đã nêu lý do việc không kéo dài phạm vi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

Chính phủ lý giải việc không kéo dài dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Vì sao không kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ?

Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ. Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bố sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.

Cùng với đó, có ý kiến đề nghị sửa đổi, bồ sung như sau: "Điểm đầu ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga trung tâm Thủ Thiêm (TP.HCM) và mở rộng không gian kết nối ga trung tâm đến vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long".

Về nội dung này, theo Chính phủ, với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại từng bước hiện thực hóa nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã hoạch định phát triển các tuyến đường sắt mới trên hành lang Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, chiều dài khoảng 1.871km.

Gồm 3 tuyến Lạng Sơn - Hà Nội, Hà Nội - TP.HCM và TP.HCM - Cần Thơ.

Các tuyến đường sắt từ Lạng Sơn - Cần Thơ có nhu cầu vận tải khác nhau nên tiêu chuẩn kỹ thuật và loại hình đường sắt cũng khác nhau.

Trong đó, tuyến Lạng Sơn - Hà Nội là loại hình đường sắt thường, đang lập quy hoạch chi tiết để huy động nguồn vốn đầu tư. 

Tuyến Hà Nội - TP.HCM là loại hình đường sắt tốc độ cao.

Tuyến TP.HCM - Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030.

Do đó, Chính phủ kiến nghị giữ nguyên phạm vi dự án từ Hà Nội - TP.HCM như dự thảo nghị quyết.

Nam Định là đầu mối giao thông có nhu cầu vận tải lớn

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị xem xét đoạn tuyến từ ga Phủ Lý đến ga Ninh Bình.

Về nội dung này, Chính phủ cho hay phương án hướng tuyến từ ga Phủ Lý đến Ninh Bình đã được Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu kỹ lưỡng trong quá trình hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Theo đó, hướng tuyến được nghiên cứu bảo đảm phù hợp quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch các vùng và quy hoạch tỉnh; trong quá trình nghiên cứu cũng đã đưa ra 3 phương án để phân tích so sánh lựa chọn.

Kết quả cho thấy, với vai trò là trung tâm phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ, TP Nam Định có quy mô dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 600.000 dân, là đầu mối giao thông có nhu cầu vận tải lớn.

Vùng hấp dẫn các địa phương lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Hưng Yên... lên đến khoảng 4 triệu người.

Theo dự báo, đến năm 2050 nhu cầu đi và đến ga Nam Định khoảng gần 3 triệu khách/năm.

Nếu tính chi phí đầu tư và vận hành khai thác trong 30 năm, đoạn tuyến qua Nam Định (12km) sẽ có chi phí khoảng 1,66 tỉ USD, lợi ích thu được ước đạt 2,06 tỉ USD.

Chính phủ nêu rõ kinh nghiệm thế giới đã cho thấy có nhiều trường hợp tuyến đường sắt tốc độ cao đi vòng để qua các trung tâm lớn, thu hút hành khách, thay vì đi thẳng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Do đó, Chính phủ kiến nghị giữ nguyên hướng tuyến trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Trong bước tiếp theo, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát hướng tuyến qua khu vực này bảo đảm kinh tế - kỹ thuật.

Trên cơ sở các giải trình, tiếp thu nêu trên, Chính phủ chỉnh lý dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố.

Gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.

Theo chương trình, vào ngày mai (30-11), trước phiên bế mạc, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mỗi ga dừng 5 phút, Hà Nội - TP.HCM đi 7 giờ chứ không thể 5,5 giờ?

Bộ Giao thông vận tải đã giải trình ý kiến nêu với 23 ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, mỗi ga dừng 5 phút, từ Hà Nội vào TP.HCM mất 7 giờ chứ không thể 5,5 giờ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ

Hôm nay 24-5, thời tiết mưa chiếm ưu thế ở Bắc Bộ và Nam Bộ, một vài tỉnh Trung Bộ ngày nắng nhưng chiều tối có mưa rào.

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar