17/10/2024 13:03 GMT+7

Chi phí ghép tế bào gốc ở Việt Nam rẻ hơn nhiều nước

Ghép tế bào gốc tự thân điều trị một số bệnh huyết học tại các nước có chi phí hàng tỉ đồng. Còn tại Việt Nam chi phí này chỉ khoảng hơn 40 triệu đồng sau khi được bảo hiểm y tế chi trả, điều này giúp người dân có thêm cơ hội điều trị bệnh.

Chi phí ghép tế bào gốc ở Việt Nam rẻ hơn nhiều nước - Ảnh 1.

Toàn cảnh lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm Huyết học và truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai và hội nghị khoa học - Ảnh: D.LIỄU

Sáng 17-10, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm Huyết học và truyền máu và hội nghị khoa học.

Ghép tế bào gốc tại Việt Nam có chi phí rẻ

Chia sẻ bên lề hội nghị, TS.BS Nguyễn Tuấn Tùng, giám đốc Trung tâm Huyết học và truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai cho hay hiện nay Bệnh viện Bạch Mai đã làm chủ được phương pháp ghép tế bào gốc điều trị một số bệnh huyết học.

Trong đó, bệnh viện đã làm chủ được kỹ thuật ghép tế bào gốc hai lần liên tiếp, ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân.

"Sau 20 năm thành lập, đến nay bệnh viện đã ghép tế bào gốc cho hơn 120 bệnh nhân với tỉ lệ thành công cao. Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị đã có sức khỏe bình thường, sinh hoạt như người khỏe mạnh. 

Có bệnh nhân điều trị từ năm 21 tuổi, khi chưa có gia đình, đến nay đã kết hôn, sinh con khỏe mạnh.

Đặc biệt, chi phí cho ghép tế bào gốc tại Việt Nam được đánh giá là rẻ hơn so với nhiều quốc gia. 

Ví dụ ghép tế bào gốc ở Singapore hiện nay có giá khoảng từ 4 - 6 tỉ đồng. Hay ở Đài Loan từ 2 - 5 tỉ đồng. Hay ở Mỹ chi phí ghép tế bào gốc rất cao. 

Còn ở Việt Nam một số trường hợp bảo hiểm y tế thanh toán, chi phí sau khi ghép tế bào gốc khoảng hơn 40 triệu đồng", BS Tùng thông tin.

Ông Đào Xuân Cơ, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng cho hay huyết học và truyền máu là một trong những chuyên ngành khó, bệnh lý nặng và phức tạp.

"Tuy nhiên, đây cũng là chuyên ngành có cơ hội tốt để trở thành tiên phong trong việc triển khai áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

Trong thời gian tới, Trung tâm Huyết học và truyền máu cần phát triển ứng dụng các kỹ thuật cao, chuyên sâu, tiếp cận với dịch vụ các nước phát triển trên thế giới như sử dụng liệu pháp tế bào trị liệu, các thuốc nhắm đích mới, ghép tế bào gốc điều trị các bệnh lý tự miễn...", ông Cơ nhấn mạnh.

Phương pháp điều trị bệnh huyết học mới

Về những tiến bộ trong điều trị bệnh huyết học, BS Tùng cho hay hiện tại ở Việt Nam chủ yếu điều trị bằng các phương pháp như là xạ trị, hóa trị, điều trị nhắm đích ghép tế bào gốc.

Chi phí ghép tế bào gốc ở Việt Nam rẻ hơn nhiều nước - Ảnh 2.

Bệnh viện Bạch Mai đã làm chủ kỹ thuật ghép tế bào gốc điều trị các bệnh huyết học - Ảnh: BVCC

Tuy nhiên, hiện nay xu hướng điều trị trên thế giới đang phát triển là phương pháp gene trị liệu. Khoảng 1 năm trở lại đây, phương pháp này đang phát triển rất mạnh mẽ và được đánh giá là phương pháp điều trị tiềm năng trong tương lai.

BS Tùng lý giải phương pháp gene trị liệu là loại kỹ thuật sử dụng gene để điều trị bệnh. 

Trong đó, có thể sử dụng các đoạn gene khỏe mạnh để thay thế các gene bệnh của bệnh nhân. 

Sử dụng đoạn gene để chỉnh sửa gene, sử dụng các đoạn phân tử nhỏ đưa vào cơ thể để "tắt gene" - nghĩa là sẽ khiến các gene gây bệnh ngừng phát triển để gây bệnh.

"Đến nay, tại một số quốc gia trên thế giới đã áp dụng gene trị liệu điều trị một số bệnh huyết học đã được FDA của Mỹ phê duyệt khá nhiều. Vì vậy, trong thời gian tới, việc điều trị bằng phương pháp gene trị liệu không còn quá xa.

Trong đó, phương pháp này có thể điều trị trong một số bệnh lý về di truyền về máu như bệnh thalassemia, hemophilia… và một số cái bệnh lý ung thư.

Phương pháp này cũng là một phương pháp mà đã và đang phát triển và tôi nghĩ là sắp tới sẽ là phương pháp điều trị chủ đạo một số bệnh lý ung thư", BS Tùng nói.

BS Tùng cũng cho hay hiện nay phương pháp gene điều trị có giá thành còn cao. Vì vậy, trung tâm rất mong muốn đưa phương pháp này về Việt Nam để bệnh nhân tiếp cận được phương pháp điều trị hiện đại, giảm giá thành điều trị.

Cứu sống bé gái bị ung thư đã di căn tủy bằng phương pháp ghép tế bào gốc

Bệnh viện Trung ương Huế vừa cho ra viện một bệnh nhi bị ung thư tại khoang sau phúc mạc, đã di căn tủy nhờ phương pháp ghép tế bào gốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Bướu mỡ 8kg chèn ép, làm suy yếu chức năng thận của người đàn ông 47 tuổi

Một người đàn ông 47 tuổi (ngụ tỉnh Long An) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) phẫu thuật thành công loại bỏ khối bướu khổng lồ nặng 8kg đang chèn ép, làm suy yếu chức năng cơ quan nội tạng.

Bướu mỡ 8kg chèn ép, làm suy yếu chức năng thận của người đàn ông 47 tuổi

Thu hồi, tiêu hủy toàn quốc lô dung dịch vệ sinh phụ nữ, dầu gội đầu nhập khẩu vi phạm

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm vi phạm của Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Uyên Phương và Công ty TNHH mỹ phẩm và hóa chất Quang Xanh.

Thu hồi, tiêu hủy toàn quốc lô dung dịch vệ sinh phụ nữ, dầu gội đầu nhập khẩu vi phạm

Ăn nhầm mì tôm chứa thuốc diệt chuột, 4 trẻ may mắn được cứu sống

Bốn trẻ 5 - 9 tuổi ăn nhầm mì tôm có chứa thuốc diệt chuột được tiểu thương dùng để bẫy chuột ở chợ.

Ăn nhầm mì tôm chứa thuốc diệt chuột, 4 trẻ may mắn được cứu sống

Nhiều học sinh 13-15 tuổi ở Việt Nam hút thuốc lá điện tử

Đó là thực trạng đáng báo động được đưa ra tại diễn đàn 'Điều em muốn nói' lần 3 với chủ đề 'Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới' chiều 14-5.

Nhiều học sinh 13-15 tuổi ở Việt Nam hút thuốc lá điện tử

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Một bé gái 2 tháng tuổi, bụng thường bị căng trướng, không đi tiêu nhiều ngày, nôn ói. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám phát hiện bé bị teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp.

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar