20/08/2020 11:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Chạy nước rút' cứu người bệnh COVID-19

LAN ANH - TRƯỜNG TRUNG
LAN ANH - TRƯỜNG TRUNG

TTO - Việt Nam đang có 20 bệnh nhân COVID-19 nặng, trong đó 7 người ở diện nguy kịch. Các y bác sĩ từ 3 miền đất nước đang nỗ lực 24/24 để cứu họ...

Chạy nước rút cứu người bệnh COVID-19 - Ảnh 1.

Bệnh nhân được điều trị khỏi COVID nhưng mang bệnh nền phải chạy thận nhân tạo tiếp tục được chăm sóc y tế đặc biệt sau khi ra viện - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Từ đầu vụ dịch, một trung tâm quản lý và điều hành hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh nhân COVID-19 đã được lập ra, ngay tại Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế. 

Trung tâm này là một trong những đầu cầu hội chẩn liên viện từ khi Việt Nam xuất hiện những bệnh nhân nặng như: bệnh nhân 19, bệnh nhân 91 phi công người Anh, giai đoạn sau này là bệnh nhân chuyển nặng tại Đà Nẵng, Huế và Quảng Nam.

Gắng sức cứu 20 bệnh nhân COVID-19 nặng

Theo ông Cao Hưng Thái - phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, trong số gần 440 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, có 20 bệnh nhân nặng, 7 người nguy kịch có nguy cơ tử vong bất kỳ lúc nào.

Tập trung hết sức cho Đà Nẵng chống dịch, tổ cơ động của Bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó có bác sĩ Trần Thanh Linh - phó trưởng khoa hồi sức tích cực (bác sĩ điều trị cho bệnh nhân 91 phi công người Anh), vẫn đang ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng - nơi 2 người bệnh đang phải sử dụng ECMO là bệnh nhân 416 và 742.

Một êkip khác của Bệnh viện Bạch Mai, trong đó có bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn - phó trưởng khoa cấp cứu, cũng đang có mặt tại Trung tâm Y tế Hòa Vang, nơi có 10 bệnh nhân nặng, 5 người trong đó đang thở máy, có nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện cao. Bệnh viện Bạch Mai đã cử thêm chuyên gia dinh dưỡng giỏi vào nâng cao thể trạng cho bệnh nhân suy kiệt, phải nằm điều trị lâu ngày.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đang có 3 bệnh nhân nặng, trong đó bệnh nhân 812 phải theo dõi sát...

Ngoài các bác sĩ giỏi được tăng cường vào trực tiếp, mỗi tuần đều có một cuộc hội chẩn trực tuyến liên viện. Vài ngày gần đây, đã có những bệnh nhân rất nặng, từng phải dùng ECMO tại Đà Nẵng đã hồi phục và được về cách ly tại nhà. 

Bộ Y tế cũng tăng cường thêm ba giáo sư đầu ngành vào Đà Nẵng. Làm sao để gắng sức cứu những người bệnh nặng, gắng sức để có thêm những người bệnh nặng bình phục và được trở về nhà.

Theo sát xử trí những diễn tiến bất ngờ

Theo bác sĩ Trần Thanh Linh, các ca bệnh nặng ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng hiện đang được điều trị theo phác đồ mà các cuộc hội chẩn trực tuyến của quốc gia đưa ra, cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên có khó khăn là vì diễn tiến đặc thù của bệnh nhân COVID-19 có nền bệnh phổi diễn tiến rất nhanh. Nếu không quyết định thời điểm, can thiệp kịp ECMO để duy trì tính mạng của bệnh nhân thì nguy cơ tử vong vào thời điểm đó rất cao.

Ngoài ra trong quá trình điều trị trên các nền bệnh lý cũ, rất nhiều bệnh nhân trên đà suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng, tổn thương gan, thận. Do vậy phải có chiến lược điều trị sớm như lọc máu, thay huyết tương nếu bị suy gan... đòi hỏi kinh nghiệm cũng như những phác đồ chuẩn mực và cập nhật liên tục.

"Ngoài hội chẩn trực tuyến của quốc gia, chúng tôi có kinh nghiệm từ y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đà Nẵng. Riêng chúng tôi đã kinh qua những ca bệnh nặng thời gian qua, đặc biệt là ca bệnh 91 nên cũng đã có được kinh nghiệm cho các anh em. 

Hiện phòng hồi sức của Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đã được đầu tư một cách đầy đủ từ Sở Y tế, từ êkip, các khoa, kết hợp với cả một tập thể để sẵn sàng ứng biến cứu bệnh nhân"- bác sĩ Linh nói.

Đến chiều 19-8, tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng còn 80 bệnh nhân đang được điều trị. Trong số 18 ca bệnh được chăm sóc đặc biệt có 2 ca bệnh rất nặng, 7 ca nguy kịch. Theo bác sĩ Lê Thành Phúc - giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, hiện nay có 20 giường được thiết lập đầy đủ trang thiết bị để điều trị cho các ca bệnh nặng. 

Đối với các ca bệnh nguy kịch, lực lượng của Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ đảm nhận chuyên môn chính, ngoài ra có sự hỗ trợ của Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phổi cùng nhau tham gia vào việc điều trị, hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành mỗi ngày. 

Riêng về khâu kiểm soát nhiễm khuẩn, hằng ngày sẽ có lực lượng của Bệnh viện Bạch Mai vào phòng giám sát quá trình này bên cạnh quy trình tự thân của mỗi bác sĩ.

"Tôi đánh giá COVID-19 vừa là hiểm họa vừa là cơ hội để đội ngũ chúng ta sẽ lớn lên, đội ngũ y tế sẽ có nhiều kinh nghiệm trong phòng chữa bệnh sau này"- bác sĩ Phúc nói.

Chung sứ mệnh cứu người

Vài ngày nữa là tròn 1 tháng các tổ cơ động của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai... vào miền Trung hỗ trợ cứu chữa bệnh nhân nặng. Ở đây, bác sĩ nào cũng giống nhau, ai cũng kín mít bởi bộ đồ bảo hộ màu trắng, họ chỉ khác nhau bằng dòng chữ ghi tên mình và tên bệnh viện đằng sau lưng áo, ai cũng hết mình vì một công việc chung là cứu người. Trong 440 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị hiện có 100 bệnh nhân đã có 1-3 kết quả xét nghiệm âm tính, chuẩn bị được ra viện.

150 y bác sĩ làm việc 24/24h

Bệnh viện Phổi Đà Nẵng có khoảng 150 y bác sĩ tham gia làm việc 24/24 giờ trên tất cả các lĩnh vực, với mục tiêu tùy theo vị trí, sức lực để đóng góp cho sự thành công trong cuộc chiến chống COVID-19.

Thêm 1 ca COVID-19 ở Hà Nội, bệnh viện E tạm dừng nhận bệnh nhân

TTO - Sáng nay 20-8, Bộ Y tế cho biết ghi nhận thêm 1 bệnh nhân COVID-19 mới, là nam giới 87 tuổi ở Phú Thọ mới xuống Hà Nội điều trị tại Bệnh viện E hôm 12-8, đây là ca bệnh số 994 và chưa rõ nguồn lây.

LAN ANH - TRƯỜNG TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar