06/08/2020 15:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bác sĩ Trần Thanh Linh: ‘Dốc sức cứu người bệnh, hết dịch COVID-19 mới về’

HOÀNG LỘC thực hiện
HOÀNG LỘC thực hiện

TTO - 'Hơn bao giờ hết, đây là lúc người bệnh cần đến nhân viên y tế nên mọi hiểm nguy chúng tôi xem nó rất nhẹ nhàng. Tôi đã hứa với lòng: Dốc sức cứu sống người bệnh, khi nào hết dịch mới về', bác sĩ Trần Thanh Linh chia sẻ.

Bác sĩ Trần Thanh Linh: ‘Dốc sức cứu người bệnh, hết dịch COVID-19 mới về’ - Ảnh 1.

Bác sĩ Trần Thanh Linh - phó khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy (bìa trái) báo cáo với Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (áo xanh thứ 2 từ trái), đi kiểm tra công tác lắp đặt trang thiết bị y tế để đón bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng - Ảnh: Bộ Y tế cung cấp

Từ tâm dịch Đà Nẵng, bác sĩ Trần Thanh Linh - phó khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, người được giao nhiệm vụ thiết lập, chịu trách nhiệm chuyên môn về hồi sức cấp cứu cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng, đã có những chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Vừa trở về sau ca phẫu thuật đặt hệ thống ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể) cho một bệnh nhân ở Bệnh viện Hòa Vang, bác sĩ Linh nói: "Phải đến gần nửa đêm hôm qua (5-8), chúng tôi mới làm xong ca này, rồi chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. 

Cho đến bây giờ, khoa hồi sức có hai bệnh nhân chạy ECMO, hai bệnh nhân thở máy và trong ngày hôm nay sẽ tiếp tục nhận thêm 7 bệnh nhân nhiễm COVID-19 có bệnh nền nặng. Và thời gian tới, nơi đây sẽ là nơi tập trung rất nhiều bệnh nhân nặng cần được điều trị".

Thiết lập hệ thống hồi sức trong 5 ngày

* Là người được điều động có mặt ở Đà Nẵng từ những ngày đầu (24-7), nhiệm vụ của bác sĩ và ekip là gì?

- Vừa đặt chân đến Đà Nẵng, chúng tôi bắt tay vào thực hiện ca phẫu thuật đặt ECMO đầu tiên cho bệnh nhân 416. Rồi ngoài điều trị cho các ca bệnh nặng, chúng tôi cùng với tiểu ban điều trị đi khảo sát tìm nơi đảm bảo các điều kiện điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng. Và cuối cùng Bệnh viện Hòa Vang và Bệnh viện Phổi là hai nơi được lựa chọn.

Khi số lượng bệnh nặng quá nhiều, nhu cầu hồi sức quá cao, Bộ Y tế phân hẳn cho chúng tôi khẩn trương thiết kế một đơn vị hồi sức cấp cứu (ICU) đúng chuẩn với đầy đủ các hệ thống khí nén, khí oxy trung tâm; xét nghiệm, lọc máu, chẩn đoán hình ảnh; chuyên khoa tim mạch, nhiễm, cấp cứu; chạy ECMO và hệ thống phân luồng...

Trong vòng 5 ngày, toàn bộ ekip gần như làm suốt ngày đêm để cho ra một hệ thống ICU đặt tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và chịu trách nhiệm hoàn toàn về chuyên môn kỹ thuật.

* Có thể hiểu đây chính là trung tâm đầu não chịu trách nhiệm điều trị các ca bệnh nhiễm COVID-19 nặng. Liệu công suất tiếp nhận của đơn vị hồi sức có đáp ứng nhu cầu đặt ra không?

- Tất nhiên hệ thống ICU này không thể bằng hệ thống hiện có của Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng tương đối hiện đại, có thể tiếp nhận tới 20 bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng cần phải thở máy, lọc máu, chạy ECMO tại chỗ. 

Mục tiêu của chúng tôi là làm sao có thể giải phóng nhanh nhất lượng bệnh nhiễm COVID-19 nặng tại Đà Nẵng, để Bệnh viện Đà Nẵng sau khi hết thời gian cách ly, sớm đi vào hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân, vốn có nhu cầu rất cao ở khu vực miền Trung.

* Ông được biết đến là người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân 91 (phi công người Anh), góp phần giúp ông ấy hồi phục dù tình trạng rất nặng. Có gì khác biệt giữa bệnh nhân 91 và các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng ở Đà Nẵng hiện nay?

- Khác nhau nhiều lắm. Thứ nhất là đặc thù bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Đà Nẵng hầu hết nguồn bệnh từ môi trường bệnh viện. Như vậy, bản thân họ trước đó đã là người bệnh và sau khi mắc COVID-19 cộng với bệnh lý nền mà họ đang mang (suy thận mãn, suy tim, đái tháo đường, lớn tuổi...) gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều trị. 

Và với một người bệnh có các bệnh nền như thế này, cộng với tuổi cao sức yếu, nếu không mắc COVID-19 thì tỉ lệ tử vong vốn đã rất cao. Còn với bệnh nhân 91, ông ấy chỉ béo phì và chịu đựng nhiễm trùng trong thời gian dài thôi, còn gan, thận vẫn còn tương đối tốt.

Không thể bỏ rơi người bệnh

Bác sĩ Trần Thanh Linh: ‘Dốc sức cứu người bệnh, hết dịch COVID-19 mới về’ - Ảnh 2.

Làm nhiệm vụ trong Bệnh viện Phổi Đà Nẵng - Ảnh: B.X.

* Sau một thời gian dài dốc sức điều trị cho bệnh nhân 91, ông cùng đồng nghiệp của mình lại được điều luôn ra Đà Nẵng liền sau đó mà chưa có thời gian để nghỉ ngơi.

- (Cười...). Đúng thế. Hôm tiễn bệnh nhân 91 về nước là ngày 11-7. Tôi được nghỉ trọn một ngày và sau đó lại cùng ban giám đốc bệnh viện lên đường chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. 

Cũng trong đêm hôm đó, chúng tôi nhận lệnh chỉ đạo từ Bộ Y tế khẩn trương lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum phối hợp theo dõi bệnh nhân bị bệnh bạch hầu; hội chẩn phẫu thuật cho các bệnh nhân trong vụ tai nạn lật xe khiến 5 người tử vong. Vừa về bệnh viện vài ngày, tôi nhận lệnh lên đường ra Đà Nẵng cho đến bây giờ.

* Rõ ràng dịch COVID-19 ở Đà Nẵng có nhiều điểm khác biệt so với các đợt dịch trước đó. Vào tâm dịch với rất nhiều nguy cơ như vây sẽ khiến nhiều người không tránh khỏi tâm lý lo lắng.

- Cho đến bây giờ dịch vẫn còn rất phức tạp, chúng tôi không thể biết lúc nào Đà Nẵng hết dịch và lúc nào tất cả ekip mới có thể trở về với gia đình. Rồi có những lúc lao vào công việc, dù cẩn thận cũng sẽ có thể bị phơi nhiễm. 

Nhưng hơn bao giờ hết, đây là lúc người bệnh cần đến nhân viên y tế nên mọi hiểm nguy chúng tôi xem nó rất nhẹ nhàng, coi như là một phần của nghề nghiệp. Đã là nghiệp, trong dịch bệnh thế này, tôi nghĩ bất cứ một nhân viên y tế nào đều không thể bỏ rơi người bệnh được.

Bác sĩ Trần Thanh Linh: ‘Dốc sức cứu người bệnh, hết dịch COVID-19 mới về’ - Ảnh 3.

Ekip của bác sĩ Linh trực tiếp phẫu thuật đặt ECMO (thiết bị trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể) cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Đà Nẵng - Ảnh: B.X.

* Ở trong tâm dịch, một ngày của bác sĩ cùng đồng nghiệp của mình như thế nào?

- Chúng tôi hoạt động liên tục, hiếm khi có thời gian được nghỉ ngơi trọn vẹn lắm. Mỗi ngày ekip đều phải "cắm" suốt trong Bệnh viện Phổi Đà Nẵng để theo dõi điều trị tất cả bệnh nhân. Trong trường hợp có tình huống cấp cứu khẩn cấp bên ngoài, chúng tôi lại được điều động lên đường để kịp thời can thiệp hoặc chuyển bệnh nhân về lại bệnh viện để điều trị.

Dù mệt mỏi thật nhưng tôi và các đồng nghiệp đều cảm thấy được an ủi bởi trước lúc lên đường ra Đà Nẵng, Bệnh viện Chợ Rẫy đã đến gặp vợ, con chia sẻ động viên. Và điều khiến tôi cảm thấy an ủi nhất là biết mình có thể giúp được nhiều cho Đà Nẵng. Như lúc lên đường tôi đã hứa với lòng mình: "Dốc sức cứu sống người bệnh, khi nào hết dịch tôi mới quay về".

Lần thứ 4, Bệnh viện Chợ Rẫy điều bác sĩ chi viện tâm dịch Đà Nẵng

TTO - Đến nay Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều tất cả 4 đội phản ứng nhanh với 11 nhân viên y tế ra tâm dịch Đà Nẵng và hỗ trợ Quảng Nam.

HOÀNG LỘC thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Đột quỵ là tình trạng nguy cấp đe dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề. Nhưng đột quỵ tái phát còn nguy hiểm hơn.

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar