19/01/2022 07:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Châu Âu muốn xem COVID-19 là bệnh đặc hữu

BẢO ANH
BẢO ANH

TTO - Có nên xem COVID-19 như bệnh cúm? Tại châu Âu, ngày càng nhiều những ý kiến kêu gọi hãy xem COVID-19 là bệnh đặc hữu. Nhưng để làm vậy có lẽ vẫn phải vượt qua những thách thức trực diện của Omicron.

Châu Âu muốn xem COVID-19 là bệnh đặc hữu - Ảnh 1.

Người cao tuổi tham gia lớp học khiêu vũ ở Barcelona (Tây Ban Nha) hôm 14-1 - Ảnh: REUTERS

Theo báo New York Times, hiện nay tại Anh, Pháp, Tây Ban Nha và nhiều nước châu Âu khác, giới chính khách và một số chuyên gia y tế công cộng đang thúc đẩy cách tiếp cận mới đối với đại dịch COVID-19, đó là xem căn bệnh này là một phần của cuộc sống hằng ngày.

Thay đổi chính sách

Gần đây Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố người dân sẽ "phải học cách sống chung với virus SARS-CoV-2, giống như cách chúng ta tiếp cận với nhiều virus khác". 

Hay như mô tả của Đài Deutsche Welle (Đức), cuộc sống trên đường phố Copenhagen (Đan Mạch) nhìn chung đang diễn ra bình thường dù số ca nhiễm tăng cao kỷ lục gần đây. Nước này đang có hơn 20.000 ca COVID-19 mỗi ngày, nhưng tỉ lệ tiêm chủng cao với hơn 80% dân số đã tiêm đủ liều.

Tại Pháp, Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho biết số ca nhiễm lớn và tỉ lệ phủ vắc xin cao trong nước cũng đồng nghĩa đợt dịch hiện tại có thể là đợt dịch cuối cùng. Sự thay đổi cũng được thể hiện rõ trong các chính sách mà Chính phủ Anh áp dụng từ đầu năm 2022, khác biệt rõ ràng với tháng 12-2021.

Họ áp dụng thời gian cách ly ngắn hơn, bỏ yêu cầu xét nghiệm trước khởi hành với khách nhập cảnh. Anh thay đổi chính sách phần lớn vì Omicron đã lan rộng, các biện pháp khắt khe trước đây không còn nhiều ý nghĩa trong việc ngăn dịch lây lan.

Trong khi đó, ông Christian Drosten - nhà virus học nổi tiếng nhất của Đức - đánh giá rất có thể cuối cùng Đức sẽ phải chuyển sang xem COVID-19 là bệnh đặc hữu. "Chúng ta không nên mở toang cánh cổng. Nhưng ở một số nơi, chúng ta phải hé một chút cho con virus", ông nói.

Việc thay đổi cách tiếp cận với COVID-19 ở châu Âu diễn ra trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo còn quá sớm để xem COVID-19 là bệnh đặc hữu như cúm, và biến thể Omicron vẫn đang khiến số ca nhiễm ở châu lục này tăng vọt. 

Tuy nhiên, những người ủng hộ "sống chung với virus" chỉ ra tình trạng tăng ca nhiễm hiện nay khác với những ngày đầu đại dịch. Bởi lúc này phần lớn dân số châu Âu, đặc biệt Tây Âu, đã được chích ngừa và tỉ lệ nhập viện do COVID-19 đã thấp hơn nhiều.

Châu Âu muốn xem COVID-19 là bệnh đặc hữu - Ảnh 2.

COVID-19 ở châu Âu sau 1 năm Nguồn: WHO, ECDC - Dữ liệu: BẢO ANH - Đồ họa: T.ĐẠT

Omicron làm lộ điểm yếu

Câu hỏi đặt ra là liệu châu Âu có sống chung được với COVID-19 không khi Omicron đang đặt ra rất nhiều thách thức, nhất là sức ép với hệ thống y tế. Hôm 11-1, tiến sĩ Hans Kluges, giám đốc WHO tại châu Âu, dự báo hơn 50% dân số châu lục này (gồm 53 quốc gia) có thể nhiễm Omicron trong 6 - 8 tuần tới.

Hãng tin AP bình luận Omicron đã phơi bày tình trạng thiếu linh hoạt của các bệnh viện công ở châu Âu. Tại những nước có các chương trình y tế quốc gia tương đối mạnh như Pháp, Anh và Tây Ban Nha, "cánh cửa cơ hội" để ngăn hệ thống y tế quá tải có thể đã khép lại. 

Trong tháng này, Chính phủ Anh phải điều động quân đội hỗ trợ các bệnh viện ở thủ đô London do Omicron khiến nhiều nhân viên y tế nhiễm bệnh phải nghỉ làm.

Dù tỉ lệ nhập viện và tử vong thấp hơn trước, nhưng do quy mô lây lan chưa từng có của Omicron, số ca nhập viện ở châu Âu vẫn đang tăng. 

Theo trang Euronews, hậu quả là bệnh nhân không có đủ phòng chăm sóc đặc biệt (ICU), bị trì hoãn các chẩn đoán thiết yếu. Bác sĩ Julie Helms tại Bệnh viện Đại học Strasbourg (Pháp) cho biết 26 giường ICU của bệnh viện đã dùng hết trong khi số người bệnh có nhu cầu còn nhiều.

Theo giới chuyên gia, vấn đề ở chỗ có ít hệ thống y tế ở châu Âu được xây dựng đủ linh hoạt để xử lý một cuộc khủng hoảng lớn như COVID-19. Ngoài ra nhiều đợt dịch xuất hiện liên tiếp khiến các hệ thống y tế liên tục bận rộn và chưa kịp điều chỉnh. 

Tâm lý chần chừ tiêm vắc xin của một bộ phận dân chúng cũng là thách thức với nhiều nước châu Âu. Hiện một số nước phải áp dụng biện pháp mạnh để người dân đi tiêm như bắt buộc tiêm hoặc phạt tiền.

Châu Âu đối mặt "dịch kép"

Theo Hãng tin Reuters, dịch cúm đã quay lại châu Âu với tốc độ nhanh hơn dự báo trong mùa đông năm nay sau khi gần như biến mất vào năm ngoái. Điều này làm dấy lên lo ngại về "dịch kép" kéo dài - gồm COVID-19 và cúm.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), trong tháng 12-2021, số ca mắc cúm cần chăm sóc tích cực ở châu Âu tăng đều đặn, lên mức cao nhất là 43 ca trong tuần cuối cùng của năm 2021. Đây là mức tăng lớn so với năm 2020, khi chỉ duy nhất 1 ca cúm phải nằm ICU trong cả tháng 12 năm đó.

Ông Pasi Penttinen, chuyên gia về cúm của ECDC, cho rằng sự trở lại của virus cúm sẽ khởi động một mùa cúm dài bất thường, có thể kéo dài đến tận mùa hè.

Châu Âu ghi nhận hơn 100 triệu ca COVID-19, chiếm 1/3 thế giới

TTO - Tính đến ngày 1-1, châu Âu đã ghi nhận hơn 100 triệu ca COVID-19, chiếm hơn 1/3 tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thông điệp rắn của Thủ tướng Israel: Sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố nước này sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza sau khi quân đội Israel mở chiến dịch quân sự và tấn công dữ dội vào các mục tiêu.

Thông điệp rắn của Thủ tướng Israel: Sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza

Apple ra mắt loạt trợ năng mới cho người khiếm thị và khiếm thính

Apple vừa công bố một loạt tính năng mới dành cho người dùng iPhone và iPad, tập trung hỗ trợ những người khiếm thị, khiếm thính hoặc có nhu cầu đặc biệt.

Apple ra mắt loạt trợ năng mới cho người khiếm thị và khiếm thính

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Một bức ảnh chụp lại dòng dung nham từ núi lửa Etna trên đảo Sicilia ở Ý có hình giống chim phượng hoàng được xác nhận là ảnh thật, không phải sản phẩm trí tuệ nhân tạo như nhiều người nghi ngờ.

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Xử phạt xe cứu thương lạm dụng còi ưu tiên chở khách đi chụp ảnh

Một xe cứu thương thuộc công ty tư nhân Trung Quốc đã bị xử phạt, sau khi bị phát hiện lạm quyền: bật còi và đèn ưu tiên trái phép để chở khách du lịch lên điểm du lịch.

Xử phạt xe cứu thương lạm dụng còi ưu tiên chở khách đi chụp ảnh

Châu Âu lập quỹ quốc phòng 168 tỉ USD

Quỹ cho vay hơn 168 tỉ là sự thay đổi bước ngoặt của châu Âu giữa bối cảnh căng thẳng chiến sự ở Ukraine và sức ép tăng chi tiêu quốc phòng từ Mỹ.

Châu Âu lập quỹ quốc phòng 168 tỉ USD
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar