18/11/2023 20:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cha liệt đôi chân truyền cảm hứng cho 5 con học hành tới nơi tới chốn

Bị liệt đôi chân từ bé, nhưng ông Nguyễn Văn Sinh (54 tuổi, ở xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) không đầu hàng số phận. Ông luôn nỗ lực vươn lên, cùng vợ nuôi 5 con ăn học đến nơi đến chốn.

Ông Nguyễn Văn Sinh sửa chữa bình ắc quy cho một xe đạp điện của học sinh - Ảnh: HOÀNG DƯƠNG

Ông Nguyễn Văn Sinh sửa chữa bình ắc quy cho một xe đạp điện của học sinh - Ảnh: HOÀNG DƯƠNG

Ngôi nhà cấp 4 rộng và thoáng mát của gia đình ông Sinh, một người đàn ông liệt đôi chân, dựng nhiều xe máy, xe đạp điện… mà phần nhiều là của các em học sinh mang tới nhờ ông sửa chữa.

Liệt đôi chân, không liệt ý chí

Đôi chân ông Sinh teo tóp, co quắp, nhưng ngược lại, đôi tay ông thoăn thoắt không ngừng nghỉ. Hết tháo ráp, ông lại đo điện bình ắc quy, rồi sửa chữa liền tay.

Ông kể lúc mới sinh ra, ông bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng lên 3 tuổi, sau một cơn sốt thì đôi chân ông liệt hoàn toàn. 

Khuyết tật, nhưng ông Sinh ham học. Ông học hết lớp 9, nhưng đến lớp 10 thì bỏ cuộc vì nhà quá xa trường, thời đó không có xe lăn. Ông nuốt nước mắt bất lực trước sự đổ gãy của ước mơ học tập.

"Không lẽ mình cứ lê lết mãi trong nhà sao? Tôi quyết tâm mình phải học nghề gì đó để sau này mưu sinh, không thể trở thành người bỏ đi được" - ông Sinh nhớ lại.

Ông xin cha mẹ ra TP Nha Trang học nghề sửa chữa điện tử. Sau một thời gian học nghề, năm 1995, ông Sinh về lại quê, mở tiệm nhỏ sửa chữa đồ điện tử, đồ điện tại nhà.

Ông Sinh và vợ sống đầy lạc quan  - Ảnh: HOÀNG DƯƠNG

Ông Sinh và vợ sống đầy lạc quan - Ảnh: HOÀNG DƯƠNG

Thời đó, nghề điện - điện tử còn khá mới mẻ và bận rộn ở vùng quê Cam An Nam. Là người liệt cả hai chân, việc leo lên cao để cân chỉnh cần ăng ten tivi (thường phải gắn trên cây tre cao 5-6m mới bắt sóng được) cho người dân là một thử thách rất lớn đối với ông Sinh.

"Ban đầu tôi phải dùng lực đôi tay kéo lê toàn thân người, nhất là đôi chân đã liệt trên chiếc thang, rất vướng và khó nhọc. Cuối cùng tôi tìm được cách leo lên thang từ phía sau, như thể đu xà đơn mà lên…" - ông Sinh vui vẻ kể về một thời khó nhọc nhưng đầy quyết tâm, sáng tạo như thế.

Cảm mến chàng trai khuyết tật nhưng có ý chí, bà Cao Thị Phương Thảo đem lòng yêu thương rồi trở thành vợ hiền của ông Sinh sau không ít… gian nan.

Bà Thảo kể có người anh cả bị liệt một chân nhưng vẫn cưới vợ bình thường. Người em rể của bà cũng là người khuyết tật.

"Vậy nhưng khi tôi xin cưới anh Sinh thì gia đình tôi cản khá… quyết liệt. Các cụ thương con, lo tôi khổ nên mới mong lấy được người lành lặn. Tuy nhiên, giờ chúng tôi chứng minh được tình yêu của mình là đúng. Anh Sinh tuy tàn tật nhưng đầy ý chí lao động, sáng tạo và chăm lo cho gia đình thậm chí còn hơn nhiều người đàn ông lành lặn khác" - bà Thảo không giấu được tự hào.

"Học giùm cho cha, học càng cao càng tốt"

Ông Sinh và bà Thảo sinh được năm người con, gồm bốn trai và một gái. Cả năm người con của ông bà đều chăm học, học giỏi và đã có bốn người học đại học, cao đẳng.

Gia đình hạnh phúc của ông Sinh - Ảnh: HOÀNG DƯƠNG (chụp lại)

Gia đình hạnh phúc của ông Sinh - Ảnh: HOÀNG DƯƠNG (chụp lại)

Người con cả Nguyễn Công Minh (sinh 1999) đã thể hiện đúng bản lĩnh là "đầu tàu" đối với đàn em. Suốt mấy năm học ngành điện - điện tử ở Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Minh luôn phấn đấu là sinh viên học giỏi để bớt gánh nặng học phí cho cha mẹ. Minh ra trường với danh hiệu thủ khoa, bằng kỹ sư hạng giỏi.

Nối gót anh, ba người em kế cũng đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở TP.HCM. Bốn anh em thuê chung phòng trọ để sống, học tập và chia sẻ, bảo ban lẫn nhau. Hiện ở nhà với vợ chồng ông Sinh chỉ còn con út Nguyễn Văn Phước (sinh 2007), đang học lớp 11.

Em Nguyễn Thị Thủy Tiên (22 tuổi), con gái duy nhất của ông Sinh và bà Thảo, đã ra trường và đang làm trong ngành du lịch tại TP.HCM. Tiên cho hay chính sự hăng say lao động, ý chí vượt qua mọi thử thách, khó khăn của người cha khuyết tật và người mẹ tần tảo đã truyền cảm hứng, để năm anh em luôn quyết tâm phải học tốt, học đến nơi đến chốn.

"Tuy cha khiếm khuyết về hình thể nhưng tình yêu thương lại rất bao la. Cha nói ngày xưa cha khao khát học tập nhưng không được, giờ các con phải học giúp cho cha, học càng nhiều, càng cao càng tốt. Khó khăn mấy cha mẹ cũng nỗ lực để lo cho năm anh em học tập" - Tiên chia sẻ.

"Ai cũng có một cuộc đời, người này may mắn, người kia bất hạnh. Tôi chỉ muốn nhắn rằng những người có hoàn cảnh như tôi không nên tự ti mà hãy tự tin vượt lên số phận, khi đó chúng ta tự vẽ một cuộc đời đẹp và ý nghĩa" - ông Sinh cười hiền lành.

"Cách đầu tư thông minh nhất"

Lương y Nguyễn Xuân Long, người hàng xóm, tâm đắc: "Ông Sinh đã vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường, ai cũng cảm phục. Đặc biệt, ông là người ham học hỏi và truyền sự khát khao học tập đó cho con cái cũng như những người tiếp xúc. Ông đã dốc toàn tâm, toàn lực, tài chính "đầu tư" cho các con ăn học thành tài. Đó chính là cách đầu tư thông minh nhất".

Tàn nhưng không phế

TT - Em Hồ Hữu Hạnh là nạn nhân chất độc da cam. Em sinh ra không có đôi cánh tay nhưng vẫn sống rất tốt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

47 thiếu nhi đoạt giải thưởng quốc tế dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X vừa là ngày hội tôn vinh thiếu nhi tiêu biểu vừa là sân chơi truyền cảm hứng công nghệ, sáng tạo chuyển đổi số cho thế hệ măng non.

47 thiếu nhi đoạt giải thưởng quốc tế dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Sẵn sàng chi mạnh tay cả ngàn tệ chi phí, các giải chạy chỉ vài phút mở đăng ký đã "cháy vé" - hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân.

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Chính phủ: Chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp 80 năm Quốc khánh

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Chính phủ: Chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp 80 năm Quốc khánh

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar