30/10/2022 19:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cảnh báo khí hậu Trái đất đang ở mức cực đoan kỷ lục

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Báo cáo mới của Liên minh Các nhà khoa học quốc tế chỉ rõ cuộc khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng trên Trái đất đang ở mức cực đoan kỷ lục, với 16 dấu hiệu khí hậu quan trọng bị đánh mã đỏ (code red).

Cảnh báo khí hậu Trái đất đang ở mức cực đoan kỷ lục - Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu cho rằng chính phủ các nước đã thất bại trong giải quyết nguyên do "biến đổi khí hậu" - Ảnh: AFP

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí BioScience, số lượng các thảm họa liên quan đến khí hậu đang leo thang, với những đau khổ liên quan đến con người ở mức khó định lượng và hình dung cũng sẽ tiếp tục tăng nhanh.

Giờ đây, chúng ta đang phải đối mặt với một lựa chọn rõ ràng: thực hiện những thay đổi nhanh chóng và có ý nghĩa đối với cách chúng ta sống và hành tinh. Hoặc phải đối mặt với khả năng rất thực tế của sự sụp đổ xã ​​hội toàn cầu.

Nhà sinh thái học Christopher Wolf từ Đại học bang Oregon (Mỹ), nói: "Chúng tôi kêu gọi các nhà khoa học cùng ủng hộ các phương pháp tiếp cận, dựa trên nghiên cứu đối với việc ra quyết định về khí hậu và môi trường".

Một số vấn đề mà nhóm hướng tới bao gồm tần suất ngày càng tăng của các hiện tượng nắng nóng khắc nghiệt; tỉ lệ cây cối bị mất đi trên toàn cầu ngày càng tăng (cháy rừng đóng vai trò chính trong đó) và nhiều trường hợp nhiễm vi rút sốt xuất huyết hơn do muỗi truyền.

Ngoài ra, còn có vấn đề mức độ carbon dioxide trong khí quyển hiện đang ở mức cao nhất: 418 phần triệu.

Trong khi đó, năm 2022 đang trên đà trở thành một trong những năm nóng nhất được ghi nhận.

Các dấu hiệu quan trọng khác được các nhà nghiên cứu theo dõi bao gồm sự bất thường về nhiệt độ bề mặt Trái đất, sự thay đổi khối lượng băng ở Nam Cực, độ a xít của đại dương và những trận lũ lụt lớn ở Mỹ tiêu tốn ít nhất 1 tỉ USD để dọn dẹp.

Báo cáo cũng đề cập nhiều sự kiện liên quan đến biến đổi khí hậu vừa xảy ra trong năm 2022. Chẳng hạn như trận hạn hán tồi tệ nhất ở châu Âu trong 500 năm; lượng mưa kỷ lục ở bờ biển phía đông Úc; đợt nắng nóng chết người ở Ấn Độ và Pakistan; bão bụi lan rộng ở Trung Đông; và một trận lũ lụt nghiêm trọng đã phá hủy những con đường trong Công viên quốc gia Yellowstone ở Mỹ.

Nhà khoa học phát triển bền vững Saleemul Huq từ Đại học Independent (Bangladesh) cho biết: "Biến đổi khí hậu không phải là một vấn đề riêng lẻ. Đó là vấn đề mang tính hệ thống lớn về sự phát triển quá mức sinh thái - nơi mà nhu cầu của con người đang vượt quá khả năng tái tạo của sinh quyển".

Các chuyên gia dự đoán mức độ nóng lên toàn cầu sẽ tăng 3⁰C vào năm 2100, mức nhiệt độ mà Trái đất này chưa từng chứng kiến ​​trong khoảng 3 triệu năm qua.

Một số lượng chưa từng có các nhà khoa học đang lên tiếng về cuộc khủng hoảng khí hậu và kêu gọi "giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu quy mô lớn" phải diễn ra ngay lập tức, vì lợi ích của các thế hệ tương lai.

Chim cánh cụt đang ít chung thủy hơn vì... biến đổi khí hậu

TTO - Cả đời chim cánh cụt chỉ kết đôi với một con đực/cái. Nếu một trong hai chết đi, con còn lại sẽ sống cô độc cả đời. Nhưng tốc độ biến đổi khí hậu nhanh đang thay đổi điều này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar